Mẫu phiếu dự giờ giáo viên Mầm non, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn Mẫu phiếu dự giờ giáo viên mầm non được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng
Mẫu phiếu dự giờ giáo viên mầm non là mẫu phiếu được lập ra nhằm đánh giá năng lực của học sinh và của cả giáo viên nên sau mỗi tiết dự giờ người dự giờ cần đánh giá kết quả buổi học đó.
Bên cạnh cấp Mầm non, thầy cô có thể tham khảo thêm mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cho cấp Tiểu học, THCS. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo mẫu phiếu đánh giá tiết dự giờ trong bài viết dưới đây:
Mẫu phiếu đánh giá tiết dự giờ cấp Mầm non
UBND HUYỆN…………… PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc ——o0o—— |
PHIẾU DỰ GIỜ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN MẦM NON
Họ và tên giáo viên dạy:… Nhóm lớp: ……
Trường:……………………………………………. Huyện:…………………………………………….
Tên hoạt động:…………………………………… ……………………………………………………..
Chủ đề:……………………………………………… ……………………………………………………..
Người dự:………………………………………….. Chức vụ:………………………………………..
NỘI DUNG | ĐÁNH GIÁ |
I. Chuẩn bị cho hoạt động: | |
1. Kế hoạch soạn rõ rang, khoa học; đưa ra yêu cầu phù hợp. | |
2. Các phương tiện dạy học hấp dẫn, bố trí hợp lý, kích thích trẻ hoạt động.Biết khai thác các sản phẩm do trẻ làm ra để học/chơi. | |
II. Nội dung hoạt động: | |
1. Phù hợp với chủ đề. 2. Kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ cho trẻ: chính xác, có hệ thống, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ; phù hợp với khả năng và vốn kinh nghiệm của trẻ. 3. Tích hợp nhẹ nhàng, phù hợp theo hướng tự nhiên và vui thú cho trẻ. |
|
III. Phương pháp tổ chức: | |
1.Tổ chức các hoạt động cho trẻ hợp lý, tự nhiên, thể hiện khả năng linh hoạt, sáng tạo của giáo viên.
2. Đưa ra những tình huống có vấn đề phù hợp, đúng lúc để tạo hứng thú và kích thích trẻ hoạt động. 3. Khuyến khích trẻ sáng tạo, chia sẻ ý kiến, đặt các câu hỏi. Gợi ý và dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn, tự quyết định và thể hiện ý định cá nhân. 4. Phong cách giáo viên nhẹ nhàng, lôi cuốn sự chú ý của trẻ; quan tâm đến cá nhân trẻ, luôn tạo cơ hội cho mọi trẻ tham gia hoạt động. 5. Phân bố thời gian hợp lý. 6. Khai thác các phương tiện dạy học, ĐDĐC có khoa học và hiệu quả. |
|
IV. Kết quả trên trẻ: | |
– Trẻ tham gia các hoạt động 1 cách tích cực và hứng thú. – Trẻ sử dụng hợp lý các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt động. – Trẻ chủ động làm việc và giao tiếp với nhau, với giáo viên. – Trẻ độc lập, tự quyết định, nổ lực hoàn thành công việc. Có thái độ tích cực với những kiến thức và kỹ năng đã học. |
XẾP LOẠI: …………….
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
(Thời gian: từ ………………đến ……………………)
Diễn biến hoạt động của giáo viên và trẻ | Nhận xét |
……ngày ……. tháng ……. năm 20…
Ý kiến và chữ ký của GV (Ký và ghi họ tên) |
GV HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi họ tên) |
CÁN BỘ THANH TRA (Ký và ghi họ tên) |