Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi, Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ Mầm non 5 – 6 tuổi là tài liệu giáo dục kỹ năng sống của trẻ em dành cho các bậc phụ huynh và thầy cô giáo tham khảo.
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm đưa ra rất nhiều các gợi ý về một số biện pháp khoa học rất hay trong phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục tiên tiến để mọi người học tập. Qua tài liệu này, mọi người có thể định hướng, uốn nắn và hình thành cho trẻ các hành vi lễ giáo chuẩn mực, giúp trẻ phát triển hài hòa về nhân cách và đạo đức. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc – giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về “Định hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện”.
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết- làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta “Hoà nhập mà không hoà tan”.
Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là “Tiên học lễ, hậu học văn” lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay, tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi….
Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng là vấn đề mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ, mau quên và tính hay bắt chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần được sớm thực hiện và thường xuyên rèn luyện như các cụ xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ…”.
Bên cạnh đó, vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì được nấy…, đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên.
Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa cao đâu đó vẫn còn những câu nói cụt, nói què, những hành vi thiếu văn minh…. Vậy làm thế nào? Và bằng cách nào?… để vệc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao. Đây là vấn đề cấp bách của toàn xã hội không phải của riêng ai.
Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đặc biệt, năm nay tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội.
A. TÌNH HÌNH CHUNG:
I. THUẬN LỢI:
Là trường trọng điểm của Huyện miền núi nên cũng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng giáo dục, các cấp chính quyền về vật chất lẫn tinh thần.
Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cùng với chuyên môn trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.
Phòng lớp sạch sẽ, thoáng mát, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ.
Lớp được bố trí 2 giáo viên có trình độ chuẩn.
Giáo viên luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.
Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, luôn học hỏi và nâng cao trình độ.
II. KHÓ KHĂN:
Trong lớp có không ít những cháu là con em người địa phương nên nhận thức của trẻ còn hạn chế, phụ huynh ít quan tâm đến vấn đề học tập của con cái đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo.
Trẻ chưa mạnh dạn, chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ động.
Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, phim ảnh và một số trò chơi không lành mạnh… đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển nhân cách của trẻ .
Bên cạnh đó, những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng hạn chế, bị lãng quên, đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục cách ăn nói lễ phép, có thưa, có gởi, chào hỏi, dạ vâng, cảm ơn, xin lỗi; tư thế, trang phục, phong cách và tất cả những hành vi ứng xử đối với những người xung quanh; tình yêu thương, sự kính trọng, lòng biết ơn đối với ông bà, cô giáo, anh chị… và tình thân ái đối với bạn bè.
Qua tìm tòi, nghiên cứu tôi đã tìm ra một số “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi” như sau:
1. Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học:
Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo. Đó là, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Hát- múa, đọc thơ, kể chuyện, làm quen môi trường xung quanh, toán, chữ cái… Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi lễ phép, có văn hoá….
Thông qua hoạt động khám phá khoa học “Cây xanh và môi trường sống” cô lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ. Chẳng hạn:
– Cô giáo có thể đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào?
Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
– Khi trả lời trẻ phải trả lời trọn câu: Dạ có, dạ không, dạ thưa cô… không trả lời trống không. Qua đó cô đã giáo dục trẻ cách nói năng lễ phép….
– Đồng thời, qua lợi ích của cây xanh cô giáo dục cháu yêu thiên, không ngắt hoa, bẽ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích.
Đối với hoạt động phát triển thể chất cô giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục đều đặn, thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, rèn luyện tính kiên nhẫn, trong lúc tập giáo dục trẻ không chen lấn, xô đẩy nhau… qua đó giáo dục trẻ có thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày giáo dục trẻ ăn, ngủ đúng giờ,….
Bên cạnh đó thì việc giáo dục trẻ tình yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé… qua hoạt động tạo hình “Vẽ người thân trong gia đình”. Cô có thể đàm thoại cùng trẻ:
Gia đình cháu gồm có những ai?
Gia đình cháu thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?
Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào với nhau?
Qua đó giáo dục trẻ tình yêu thương, biết kính trên nhường dưới…
Hoặc thông qua hoạt động làm quen văn học qua câu chuyện “Tấm Cám”.
Cô giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh.
Đối với hoạt động làm quen chữ cái cô nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn, khi học xong cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng… đây là việc làm rất nhỏ nhưng nó là cơ sở, là nền tảng ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ sau này.
Thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ qua các môn học trẻ cũng được học rất nhiều điều hay, tuy đây chỉ là những việc làm rất đơn giản nhưng nó cũng đã góp một phần nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này.
2. Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay…. Đây là hoạt động mà trẻ được hoạt động tích cực và thể hiện rõ nhất tính cách của từng trẻ. Chính vì thế, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó, giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi cụ thể là trẻ đóng vai y tá – bác sĩ; chơi mẹ- con…cô theo dõi trẻ chơi và hướng dẫn trẻ chơi, hướng dẫn trẻ cách giao tiếp để qua đó giáo dục trẻ biết chào hỏi, xưng hô, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh….
Chẳng hạn, trẻ chơi góc Bác sĩ thì trẻ biết được công việc của Bác sĩ khám bệnh cho mọi người và cách nói năng, xưng hô với bệnh nhân như thế nào, ân cần ra sao.
Còn y tá phát thuốc thì dặn dò bệnh nhân uống thuốc ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ.
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết