Phương trình tiếp tuyến, Phương trình tiếp tuyến là gì? Làm thế nào để tìm được điểm đó và viết ra phương trình của đường thẳng đó? Mời các bạn hãy cùng Tài Liệu Học Thi
Phương trình tiếp tuyến là gì? Phương trình tiếp tuyến có những dạng nào? Làm thế nào để tìm được điểm đó và viết ra phương trình của đường thẳng đó? Mời các bạn hãy cùng Tài Liệu Học Thi theo dõi bài viết dưới đây để nắm được toàn bộ kiến thức về phương trình tiếp tuyến nhé.
I. Khái niệm phương trình tiếp tuyến
Tiếp tuyến của một đường cong tại một điểm bất kì thuộc đường cong là một đường thẳng chỉ “chạm” vào đường cong tại điểm đó. Tiếp tuyến như một đường thẳng nối một cặp điểm gần nhau vô hạn trên đường cong. Chính xác hơn, một đường thẳng là một tiếp tuyến của đường cong y = f (x) tại điểm x = c trên đường cong nếu đường thẳng đó đi qua điểm (c, f (c)) trên đường cong và có độ dốc f ‘(c) với f ‘ là đạo hàm của f.
Khi tiếp tuyến đi qua điểm giao của đường tiếp tuyến và đường cong trên, được gọi là tiếp điểm, đường tiếp tuyến “đi theo hướng” của đường cong, và do đó là đường thẳng xấp xỉ tốt nhất với đường cong tại điểm tiếp xúc đó.
Mặt phẳng tiếp tuyến của mặt cong tại một điểm nhất định là mặt phẳng “chỉ chạm vào” mặt cong tại điểm đó.
– Hệ số góc k của tiếp tuyến chính là f′(x) . Vậy khi bài toán cho hệ số góc k thì các bạn sẽ đi giải phương trình sau:
f′(x0) = k; với x0 là hoành độ tiếp điểm.
Giải phương trình này các bạn sẽ tìm được x0, từ đó sẽ tìm được y0 .
Đạo hàm của hàm số y = f(x) tại điểm x0 là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị (C) của hàm số tai điểm M(x0;y0).
Khi đó phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M(x0;y0) là y = y′(x0)(x−x0) + y0
Nguyên tắc chung để lập được phương trình tiếp tuyến ta phải tìm được hoành độ tiếp điểm x
II. Các dạng toán tiếp tuyến của đồ thị hàm số
Phương trình tiếp tuyến được chia thành 3 dạng cơ bản là:
- Viết phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm M
- Viết phương trình tiếp tuyến đi qua điểm A cho trước
- Viết phương trình tiếp tuyến biết hệ số góc k
Viết phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm M(x0,y0) có dạng:
y=f‘(x0)(x−x0)+y0 (1)
Trong đó f‘(x0) là đạo hàm của hàm số tại điểm x0.
x0;y0 là hoành độ, tung độ của tiếp điểm M.
Như vậy với bài tập yêu cầu viết phương trình tiếp tuyến thì ta phải tìm 3 đại lượng, là: f′(x0);x0và y0.
Viết phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm cho trước M(x0,y0)
Cách làm: Bài toán yêu cầu viết phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm M(x0,y0) thì công việc cần làm là tìm f′(x0);x0 và y0, trong đó x0,y0 chính là tọa độ của điểm M, vì vậy chỉ cần tính f′(x0), rồi thay vào phương trình (1) là xong.
Viết phương trình tiếp tuyến đi qua một điểm
Cho đồ thị hàm số y=f(x), viết phương trình tiếp tuyến Δ của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến đi qua A(a,b)
Phương pháp:
Gọi phương trình tiếp tuyến của Δ có dạng:
Và có tiếp điểm M0(x0,y0)
Vì A(a,b) thuộc tiếp tuyến nên thay tọa độ A vào phương trình ta có:
b=f′x0(a–x0)+fx0 với fx0=y0
Phương trình này chỉ chứa ẩn x0, do đó chỉ cần giải phương trình trên để tìm x0.
Sau đó sẽ tìm được f′x0và y0.
Tới đây phương trình tiếp tuyến của chúng ta đã tìm được.
Viết phương trình tiếp tuyến có hệ số góc k
Để viết phương trình tiếp tuyến Δ của đồ thị (C) y = f(x) khi hệ số góc k ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Tính đạo hàm f’(x)
Bước 2: Giải phương trình f’(x) = k để tìm hoành độ x0 của tiếp điểm. Từ đây suy ra tọa độ điểm M0(x0;y0) với y0=f(x0)
Bước 3: Viết phương trình tiếp tuyến Δ tại tiếp điểm M0(x0;y0):
y=f′(x0)(x–x0)+y0
Chú ý: Tính chất của hệ số góc k của tiếp tuyến
Tiếp tuyến song song với đường thẳng y = ax + b thì k = a
Tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng y = ax + b thì
Phương trình tiếp tuyến song song với đường thẳng
Vì tiếp tuyến song song với đường thẳng y=ax+b nên tiếp tuyến có hệ số góc k=a. Phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua tiếp điểm M(x0,y0) là y=a(x−x0)+y0
Phương trình tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng
Vì tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng có phương trình y=ax+b nên tiếp tuyến có hệ số góc
Phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua tiếp điểm M(x0,y0) là (x−x0)+y0