Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com Shop chia sẽ Tài Liệu Học tập Miễn Phí cho các bạn độc giả có cái nhìn hay và tổng quan về các tính năng sản phẩm độc đáo Wed, 28 Oct 2020 16:04:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.10 https://quatangtiny.com/wp-content/uploads/2020/10/cropped-icon-Qua-1-32x32.png Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc – Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny https://quatangtiny.com 32 32 Giáo án Âm nhạc 1 sách Cánh Diều (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-canh-dieu-45824 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-canh-dieu-45824#respond Fri, 23 Oct 2020 05:35:37 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-canh-dieu-45824

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. So sánh tiếng chim hót trong Chí Phèo và tiếng sáo thổi trong Vợ chồng A Phủ (Dàn ý + 2 mẫu)
  3. Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
]]>
Giáo án Âm nhạc 1 sách Cánh Diều (Cả năm)

Giáo án Âm nhạc 1 sách Cánh Diều (Cả năm), Giáo án Âm nhạc 1 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm, bao gồm 181 trang, mang tới cho thầy cô trọn bộ giáo án cả năm học 2020

Giáo án Âm nhạc 1 sách Cánh Diều trọn bộ cả năm, bao gồm 181 trang, mang tới cho thầy cô trọn bộ giáo án cả năm học 2020 – 2021. Bộ giáo án này sẽ giúp thầy cô tiết kiệm được khá nhiều công sức trong quá trình soạn giáo án cho mình. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm giáo án Toán, Tiếng Việt, Giáo dục thể chất cả năm.

Giáo án môn Âm nhạc 1 sách Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 1: TỔ QUỐC VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất

– Nhân ái

– Chăm chỉ

– Trung thực

– Trách nhiệm

2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập để thảo luận

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận, nêu ý kiến, phản biện trong học tập

– Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết nhiệm vụ được giao

3. Năng lực âm nhạc

3.1. Năng lực thể hiện âm nhạc

– Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời, thuộc lời , hát có sắc thái, hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

– Một số yêu cầu khi hát: Tư thế hát,biểu cảm của khuôn mặt,hát đúng cao độ,trường độ và hát rõ lời, biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ, hát có cảm xúc điều chỉnh giọng hát và tạo nên sự hài hòa.

– Nhạc cụ: thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.

– Thường thức âm nhạc: Trống cơm

– Trải nghiệm khám phá: vận động theo tiếng đàn

3.2. Năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

* Năng lực cảm thụ:

– Lắng nghe, cảm nhận về giai điệu,nội dung bài hát “Lá cờ Việt nam”, “Quốc ca Việt Nam”

* Năng lực hiểu biết âm nhạc

– Nêu được tên bài hát, tác giả bài “Lá cờ Việt nam”, “Quốc ca Việt Nam”

– Biết được nhạc cụ sử dụng chất liệu gì và cách sử dụng

3.3. Năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

– Hát kết hợp gõ đệm

– Nghe nhạc kết hợp vận động

– Hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam.

– Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.

– Thể hiện thái độ nghiêm trang khi nghe hát Quốc Ca Việt Nam

– Chơi trống nhỏ thể hiện được mẫu tiết tấu,biết ứng dung để đệm cho bài hát Lá cờ Việt Nam

– Nêu được tên hai nhạc cụ trống nhỏ và trống cơm.

– Bước đầu biết cảm nhận về độ cao,trường độ,cường độ, thông qua các hoạt động trải nghiệm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Đàn điện tử

– Trống cơm hoặc tranh ảnh về Trống cơm

– Chơi đàn thuần thục bài Lá cờ Việt Nam

– Thực hành trải nghiệm và khám phá 1

– Bài hát trống cơm,video về trống cơm

2. Chuẩn bị của HS

+ Sách Âm nhạc 1, vở ghi bài.

+ Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con…

III. Các hoạt động dạy học

Tiết KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1

1. Hát: Lá cờ Việt Nam

2. Một số yêu cầu khi hát

3. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn

2

1. Ôn tập bài hát: Lá cờ Việt Nam

2. Nghe nhạc: Quốc ca Việt Nam

3. Thường thức âm nhạc: Trống cơm

3

1. Ôn tập bài hát|: lá cờ Việt nam

2. Nhạc cụ

3.Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu của mình

Ngày soạn:…………..

Ngày giảng:…………..

Tiết 1
ÂM NHẠC: – HÁT: LÁ CỜ VIỆT NAM

– MỘT SỐ YÊU CẦU KHI HÁT

– TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN

I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.

1. Kiến thức:

– Biết tên Nhạc sĩ.

– HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.

– Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn.

2. Kỹ năng:

– Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ .

– Biết cách thể tư thế thể hiện bài hát

– Biết vận động theo tiếng đàn một cách đơn giản.

3. Thái độ:

– Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc.

II. Chuẩn bị

– GV: Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….

Tranh ảnh và nhạc nền

– HS: Sách học, thanh phách.

III. Hoạt động dạy – học chủ yếu

1. Ổn định lớp (1’)

– Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Bài mới: (19’)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1 Học hát : Lá cờ Việt nam

– GV giới thiệu tên bài hát(có thể giới

thiệu hoặc không giới thiệu tên tác giả)

?Trong bài hát có những hình ảnh nào

? Theo các em đây là bài hát tự hào hay tha thiết?

– Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm?

* Hát mẫu : Nghe đĩa hoặc GV trình bày

* Đọc lời ca :

– GV đọc mẫu bài hát lời bài hát

– GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần.

* Khởi động giọng:

– GV đàn mẫu âm thang âm

* Dạy hát:

+ Câu 1: Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi.

– GV đàn và hát mẫu câu 1

– GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần

+ Câu 2:

– GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần

– GV đàn và yêu cầu

+ Ghép câu 1,2

– GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2

– GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần

– GV nhận xét, sửa sai ( nếu có)

+ Câu 3 : Sao năm cánh huy hoàng biết bao.

– GV đàn và hát mẫu câu 3 từ 1 đến 2 lần

+ Câu 4 : Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam

– GV đàn và hát mẫu câu 4 từ 1 đến 2 lần

+ Nối lại tất cả các câu.

+ Ghép cả bài:

– GV đàn và trình hát toàn bài

– GV đàn và yêu cầu

* Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp:

– GV làm mẫu:

Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi.

x x x x x

 

Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng

x x x x x

Sao năm cánh huy hoàng biết bao.

X x x x x

Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam

x x x x x

GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm

– Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ : trống con,trống reo,thanh phách và song loan

– GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .

GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi ,tự hào.

Nội dung 2: Một số yêu cầu khi hát

+ Hát đúng cao độ, trường độ rõ ràng.

+ Biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ ổn

định

+Hát có cảm xúc, biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa.

– GV cho một vài học sinh trình bày các yêu cầu của bài hát qua bài hát Lá cờ Việt Nam.

->GV nhận xét và tuyên dương.

* Nội dung 3:Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn (8 phút)

Âm thanh

 

– Im lặng

– Âm thanh rất cao

– Âm thanh trung bình

– Âm thanh rất thấp

– GV đàn với tốc độ nhanh dần

– GV cho học sinh thực hiện vận động theo tiếng.

– HS lắng nghe

 

 

 HS trả lời: Tự hào

 

 

– HS trả lời: Hơi nhanh

– HS lắng nghe

 

 

– HS đọc đồng thanh lời ca

 

 

– HS Khởi động giọng

– HS lắng nghe

 

– HS tập hát câu 1

 

 

– HS lắng nghe

– HS tập hát câu 2

 

 

– HS lắng nghe

– HS tập hát câu 1,2

– HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4

– HS hát toàn bài

 

 

 

 

– HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát

 

– HS quan sát và theo dõi

 

 

 

 

– HS thực hiện theo

 

 

– Các nhóm thực hiện

 

– HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp

– HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái

 

– HS lắng nghe

 

– HS tiếp thu và thực hiện tốt

 

– HS thực hiện

 

 

Vận động

 

 

– HS bước nhịp nhàng

– HS đứng tại chỗ

– HS vươn người lên hái bông hoa trên cao

– HS hái bông hoa ngang người

 

– HS vận động phù hợp với nhịp độ

– HS thực hiện theo.

IV. Cũng cố và dặn dò (4 phút)

* Củng cố (2 phút)

– GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.

– GV đàn và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp

* Dặn dò

– Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.

* Rút kinh nghiệm

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày soạn:……………..

Ngày giảng:…………….

Tiết 2
ÂM NHẠC

ÔN TẬP BÀI HÁT: LÁ CỜ VIỆT NAM

NGHE NHẠC: QUỐC CA VIỆT NAM

TRƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TRỐNG CƠM

I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh có khả năng.

1. Kiến thức:

– Biết hát bài hát theo giai điệu của bài hát

– Cảm nhận của mình khi nghe bài hát “Quốc Ca”

– Hiểu được nhạc cụ trống cơm làm bằng chất liệu gì,cách sử dụng khi sử dụng biểu diễn

2. Kỹ năng:

– Rèn cho HS kỹ năng hát và vận động một số động tác cơ bản.

– Hiểu được nhạc cụ trống cơm

3. Thái độ:

-Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc.

– Biết quý trọng nhạc cụ Trống cơm vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị

– GV: Nhạc cụ đàn,song loan,trống con….

Tranh ảnh và nhạc nền

– HS: Sách học,thanh phách.

III. Hoạt động dạy – học chủ yếu

1. Ổn định:

– Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ:

– Gọi 1 học sinh lên trình bày bài theo giai điệu bài hát

– Gọi một nhóm lên bảng gõ tay theo nhịp của bài hát.

+ GV nhận xét

3. Bài mới:

…….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Giáo án Âm nhạc 1 sách Cánh Diều

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-canh-dieu-45824/feed 0
Giáo án Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-chan-troi-sang-tao-45945 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-chan-troi-sang-tao-45945#respond Fri, 23 Oct 2020 05:25:45 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-chan-troi-sang-tao-45945

Related posts:

  1. Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
  2. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  3. Giáo án lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ các môn)
]]>
Giáo án Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm), Giáo án Âm nhạc 1 bộ sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, bao gồm 65 trang, mang tới cho thầy cô trọn bộ giáo

Giáo án Âm nhạc 1 bộ sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, bao gồm 65 trang, mang tới cho thầy cô trọn bộ giáo án cả năm học 2020 – 2021. Nhờ đó sẽ giúp thầy cô tiết kiệm được khá nhiều công sức trong quá trình soạn giáo án cho mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt, Toán.

Giáo án môn Âm nhạc 1 bộ sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: ÂM THANH NGÀY MỚI

(4 tiết)

I: Mục tiêu: Khám phá và nhận biết được các âm thanh khác nhau trong cuộc sống.

1- Phẩm chất chủ yếu:

– Yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.

– Yêu thiên nhiên, môi trường sống, bảo vệ các con vật có ích.

– Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học tập.

2- Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo.

– Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra các vấn đề đơn giản và đặc câu hỏi. (NLC2)

3- Năng lực đặc thù:

– Bước đầu biết bắt chước một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (NLĐT1)

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2)

– Bước đầu biết hát với giọng hát đầu tiên. Hát rõ lời và thuộc lời ca. (NLĐT3)

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (NLĐT4)

– Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (NLĐT5)

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV: tranh minh hoạ, bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, nhạc cụ thanh phách, trống con, song loan.

2. HS: SGK, thanh phách, bộ gõ cơ thể.

III. Các hoạt động dạy học:

Thời gian Hoạt động của GV
Tiết 1: Khám phá, Nghe nhạc.

10 phút

 

Phần khởi động

– GV cho HS quan sát và tìm hiểu các hoạt động có trong tranh.

– GV cho HS vận động để cảm nhận được các hoạt động có trong tranh.

– GV cho HS chơi trò chơi vận động tạo ra âm thanh.

YCCĐ về NLC: (NLC2)

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5)

 

5 phút

 

 

 

 

 

 

10 phút

 

 

 

 

 

5 phút

Phần nội dung cốt lõi

HĐ: Nghe nhạc

– GV giới thiệu bài hát: Quốc ca Việt Nam

– GV mở video nhạc bài Quốc ca Việt Nam cho HS nghe và xem qua.

– HS vừa nghe vừa thực hiện các động tác theo nhạc.

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT2)

HĐ: Trò chơi âm nhạc

GV tổ chức các trò chơi để HS trải nghiệm về âm thanh. Ví dụ: GV sử dụng thanh phách, song loan, trống con,… HS nghe và thực hành theo.

Phần tổng kết

Củng cố Đánh giá

Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc

– Em hãy nhìn tranh và bắt chước âm thanh của các con vật.

Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

– Em có thể tạo ra một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống cùng với một người bạn.

Tiết 2: Hát

5 phút

Phần khởi động

– GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về các loại trống, các hình cơ bản trong cuộc sống hằng ngày…

– GV nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản

YCCĐ về PC: (PC1)

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5)

20 phút

 

 

 

 

 

 

5 phút

 

 

 

 

 

Phần nội dung cốt lõi

HĐ: Tập bài hát: Tiếng trống trường em

GV cho nghe và vận động theo nhạc trước khi tập từng câu nhạc với đàn cho HS: câu 1, câu 2. (Thực hiện theo phương pháp dạy học hát)

YCCĐ về NLC: (NLC1)

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT3)

HĐ: Gõ đệm cho bài hát

– GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách.

– GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể.

– GV mở nhạc, HS thực hiện gõ đệm cho bài hát

Gõ đệm

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5)

5 phút

Phần tổng kết

Củng cố Đánh giá

Thể hiện âm nhạc

– Em hãy hát lại bài “Tiếng trống trường em” cùng bạn.

Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc

– Em hãy gõ đệm cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng với nhóm.

– Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Tiếng trống trường em”.

Tiết 3: Nhạc cụ

5 phút

Phần khởi động

– GV tổ chức cho HS nghe và vận động cho bài hát “Tiếng trống trường em”.

 

15 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5 phút

Phần nội dung cốt lõi

HĐ: Nhạc cụ thanh phách và bộ gõ cơ thể

– GV giới thiệu thanh phách (mặt phách, song phách ) và vận động: vỗ tay, vỗ đùi.

– GV nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy HS thực hiện các mẫu âm (nốt đen: ta)

– GV cần làm mẫu cho HS quan sát trước khi hướng dẫn HS thực hiện các mẫu luyện tập.

Ví dụ: đen– đen – đen – lặng đen đọc thành: ta – ta – ta – um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng)

– GV tổ chức HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi

Gõ đệm

– Vận động cơ thể:

Vận động cơ thể

– Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để quan sát và sửa lỗi (Có thể tổ chức trò chơi tuỳ vào từng giáo viên).

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5)

HĐ: Thực hành gõ đệm bài “Tiếng trống trường em”

– GV tập gõ đệm cho HS một câu của bài hát “Tiếng trống trường em” kết hợp với nhạc cụ.

– GV phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát.

YCCĐ về PC: (PC2)

5 phút

Phần tổng kết

Củng cố Đánh giá:

Thể hiện âm nhạc

Em hãy gõ đệm bằng thanh phách và bộ gõ cơ thể cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng bạn.

Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc

Em hãy quan sát và thực hiện mẫu gõ tiết tấu sau .

Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn.

Tiết 4: Góc âm nhạc của em

5 phút

 

Phần khởi động

HĐ1: Khởi động

– GV cho HS tham gia trò chơi “ Tôi bảo…”

– GV cho HS hát và gõ đệm theo bài hát “ Tiếng trống trường em”.

 

15 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

5 phút

Phần nội dung cốt lõi

Thực hành các mẫu âm:

Gõ đệm

– Vận động cơ thể:

Vận động cơ thể

– GV tổ chức HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi

YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5)

HĐ: Thực hành gõ đệm bài “ Tiếng trống trường em”.

– GV phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát.

– HS sáng tạo múa minh họa cho bài hát.

YCCĐ về PC: (PC2)

5 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần tổng kết

Củng cố Đánh giá:

Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc

Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn.

· Góc âm nhạc của em (củng cố lại các nội dung đã học trong chủ đề)

– GV có thể đọc; hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm đánh giá năng lực của HS sau khi học xong một chủ đề.

GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của HS. Chú ý nên hỏi câu hỏi gợi mở với các động từ chỉ mức độ như: Em thích hoạt động học nào nhất …? Em có thể làm được hay không…?

TÊN CHỦ ĐỀ: NHỊP ĐIỆU TUỔI THƠ

(4 Tiết)

I. Mục tiêu

1. Phẩm chất chủ yếu

– Yêu quê hương, thiên nhiên, môi trường sống, tôn trọng các biểu trưng của đất nước. (CTTT, trg.37)

2. Năng lực chung (xác định đúng NL được thực hiện ở hoạt động học, không ôm đồm)

– Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân. (CTTT, trg.44)

– Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. (CTTT, trang 49)

– Có ý thức học tập. (CTTT, trg.45)

3. Năng lực đặc thù (xác định căn cứ vào các yêu cầu cần đạt của cấp lớp ở môn/HĐGD)

– Bước đầu biết mô phỏng một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (CTAN, trg.7)

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (CTAN, trg.11)

– Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời. (CTAN, trg.11)

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (CTAN, trg.12)

– Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (CTAN, trg.12)

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. (CTAN, trg.12).

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: …

2. Học sinh: …

III. Các hoạt động dạy học

Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1: HÁT

Thời gian cụ thể từng hoạt động

HĐ1: Khởi động

Nội dung:

– GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về người dân vùng Tây Bắc với trang phục, phong cảnh, nhạc cụ, con người…

– GV nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản

YCCĐ về phẩm chất: Lồng ghép HS biết yêu mến quê hương, đất nước và văn hoá của các dân tộc anh em.

YCCĐ về NL ÂN: gõ đệm nhạc cụ tiết tấu

HĐ2: Tập bài hát: Múa đàn

Nội dung:

– GV tập từng câu nhạc với đàn cho HS: câu 1, câu 2. (Thực hiện theo phương pháp dạy học hát)

YCCĐ về NLAN: Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời.

HĐ3: Gõ đệm cho bài hát

– GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách.

– GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể.

– GV mở nhạc, HS thực hiện gõ đệm cho bài hát.

YCCĐ về NLÂN: bước đầu biết gõ đệm cho bài hát

Củng cố tiết học:

– Một số hình ảnh về người dân vùng Tây Bắc với trang phục, phong cảnh, nhạc cụ, con người…

– GV nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản

HĐ1:

– Tương tác và khám phá theo nội dung

 

 

 

 

 

 

 

HĐ2:

– Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của GV

 

HĐ3:

– Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của GV

 

 

 

 

Tái hiện lại nội dung bài học

 

 

…..

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 1

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-chan-troi-sang-tao-45945/feed 0
Giáo án Âm nhạc 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-46150 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-46150#respond Fri, 23 Oct 2020 05:06:13 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-46150

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
  3. Giáo án lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ các môn)
]]>
Giáo án Âm nhạc 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm)

Giáo án Âm nhạc 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm), Giáo án Âm nhạc 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ, bao gồm 151 trang, mang tới toàn

Giáo án Âm nhạc 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ, bao gồm 151 trang, mang tới toàn bộ các tiết dạy trong sách giáo khoa Âm nhạc 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực. Nhờ đó, tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức soạn giáo án cho thầy cô.

Giáo án môn Âm nhạc 1 sách Cùng học để phát triển năng lực

Chủ đề 1: ĐI HỌC

Tiết 1: Học hát: Học sinh lớp một vui ca.

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hát được giai điệu của bài hát, hát đúng và biết cách biểu diễn một số động tác phụ họa.

2. Kỹ năng:

· Biết cách thể hiện đúng tư thế khi hát hát,

· Biết cách và thể hiện được hình tiết tấu số 1.

3. Năng lực hướng tới:

– Học sinh bước đầu thể hiện bài hát với giọng hát tự nhiên tư thế phù hợp.

– Bắt đầu nhận biết âm thanh cao thấp.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

– Sách giáo viên, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động,

– Nhạc cụ đàn Organ và các phương tiện nghe nhìn thanh phách.

2. Học sinh:

· Chuẩn bị sách vở và t hanh phách học nhạc cụ gõ tự tạo.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động:

a/ Mục tiêu:

– Tạo không khí vui tươi thoải mái cho học sinh trước khi vào tiết học.

b/ Cách thức tiến hành:

– Giáo viên: Bắt nhịp cho học sinh hát bài: Tạm biệt búp bê thân yêu

+ Cả lớp hát theo cô giáo

+ vỗ tay:

– Giáo viên giới thiệu cho học sinh những hiểu biết ban đầu về bộ môn âm nhạc.

Chào các em! Hôm nay là tiết âm nhạc đầu tiên của chương trình âm nhạc lớp 1. Vậy cô giáo tự giới thiệu cho các con biết Âm nhạc là gì ?Trước hết chúng ta phải hiểu Âm nhạc được thể hiện qua âm thanh của tiếng đàn, tiếng trống, tiếng kèn, giọng hát. Trong cuốn sách âm nhạc 1 các con sẽ được học hát chơi trò chơi âm nhạc, được chơi nhạc cụ gõ, nghe câu chuyện âm nhạc và vận động theo nhạc. Âm nhạc lớp 1 cuốn sách này là cuốn sách theo chương trình phổ thông mới, được cấu tạo gồm 8 Chủ đề : Các chủ đề về phản ánh nhiều mặt trong cuộc sống. 8 Chủ đề là 5 nội dung cơ bản:, Hát, nghe nhạc nhạc,Đọc nhạc, nhạc cụ, và thưởng thức Âm nhạc. Với mỗi nội dung được dùng một hình biểu tượng để các con dễ nhận biết:

+ Biểu tượng của tiết học hát: hình chú chim màu xanh nước biển trong vòng tròn màu đỏ

+ Biểu tượng nghe nhạc:Hình Chú chim xanh trong vòng tròn vàng cam

+ Biểu tượng đọc nhạc: hình Chú chim xanh trên nền xanh lá cây

+ Biểu tượng nhạc cụ: vụ gồm các nốt nhạc và thanh phách

+ Biểu tượng thưởng thức Âm Nhạc: hình ảnh cậu bé ngồi tự nốt nhạc.

Tất cả những nội dung đó được thể hiện thông qua các hoạt động học tập tập tạo ra môi trường để cho các em được trải nghiệp hình thành và phát triển phẩm chất năng lực cá nhân của em.

B. Dạy bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoat động của học sinh

1. Giới thiệu bài mới:( 1 phút)

Giáo viên giới thiệu tranh ảnh của nhạc sĩ Hoàng Long – cho bài hát hát học sinh lớp 1 vui ca.

Đây chính là tổng cuốn sách âm nhạc lớp 1 mới cho các em năm học này.

Giáo viên giới thiệu bức ảnh của nhạc sĩ Hoàng Long một trong những nhạc sĩ có nhiều cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam đặc biệt là tác giả sáng tác ra cuốn sách âm nhạc lớp 1 với rất nhiều bài hát của chính tác giả viết ra mặc dù tuổi đời cao 81 tuổi nhưng những cống hiến của ông là không ngừng nghỉ và bài học đầu tiên ngày hôm nay con được học đó chính là bài học sinh lớp 1 vui ca nhạc và lời Hoàng

Long nhạc sĩ Hoàng Long. Đây là một nhạc sĩ nổi tiếng ông có rất nhiều bài hát cho thiếu nhi để lại ấn dấu ấn qua nhiều năm tháng. trong số đó phải kể đến bài Bác Hồ Người cho em tất cả ,Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác, đi học về, Những bông hoa những bài ca,Chúng em cần hòa bình, Đường Và Chân. Tiết học hôm nay chính là học sinh lớp 1 vui ca của nhạc sĩ Hoàng Long.

2. Hoạt động hình thành tri thức: Dạy hát

*Mục tiêu:

Học sinh hát đúng giai điệu bài hát học sinh lớp 1vui ca. thể hiện đúng những tiếng hát cần ngân dài nhỉ nghỉ lặng Đơn đơn biết cách hát khi gặp dấu nhắc lại ở khung thay đổi 1,2 hát lại 2 lần

*Cách tiến hành:

a/ Nghe hát mẫu mẫu

– – Giáo viên cho HS nghe một lần băng đĩa nhạc

– Giáo viên hỏi bài: hãy em hãy nói cảm nhận ban đầu về lời bài hát.

b/ Đọc lời ca:

+Treo bảng phụ chép sẵn bài hát

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh Đọc lời ca theo những lời ca mà giáo viên đọc. giáo viên nên chia bài hát thành 4 câu

+Câu 1: Tạm biệt trường mầm non chúng em vào lớp 1.

+ Câu 2 : Từ hôm nay nay chúng em luôn chăm ngoan học tốt

+ Câu 3: Để thầy cô khen cha mẹ vui lòng

+ Câu 4: Bạn ơi hát lên Chúng ta cùng nhau vui múa ca.

c/ Khởi động giọng:

+GV: hướng dẫn học sinh tư thế đứng khi khởi động giọng.

Thân phải thẳng thoải mái không cúi đầu. u Không nhất Thiết lúc nào cũng đặt hai tay lên bàn đèn khi hát không nên hát Quá to áp tiếng hát của bạn giọng hát nhẹ nhàng tự nhiên

– Giáo viên đàn chuỗi âm ngắn ở giọng Đô trưởng học sinh nghe và đọc nguyên âm A

À A Á A À- ĐÔ –Rê – Mi- Rê –Đồ.

GV: Cho học sinh khỏi động giọng 4- 5 lần sau đó cho các em ngồi xuống.

d. Tập hát từng câu:

– Giáo viên hướng dẫn: ẩn tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài: Chia bài hát thành 4 câu.

– Giáo viên đàn giai điệu mỗi câu 2 đến 3 lần

– Giáo viên thực hiện: bắt nhịp và đàn giai điệu để học sinh hát.

– Giáo viên yêu cầu: các em lấy hơi ở đầu câu hát. hát

– Giáo viên chỉ định: học sinh khá hát mẫu.

– Giáo viên hướng dẫn : Cả hát lớp hát. giáo viên lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn học sinh sửa lại.

– Giáo viên hát mẫu những chỗ cần thiết. kết

– Giáo viên yêu cầu học sinh hát nối các câu hát thể hiện đúng những chỗ nhân dài những chỗ nghỉ nghỉ nửa phách.

e/ Hát cả bài:

Giáo viên đàn cho học sinh hát cả bài.

Giáo viên gọi các dãy bàn hát. hát

Giáo viên gọi tốp lên hát hát và cá nhân hát

Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt dạy học sinh lấy hơi đúng cách ở cuối mỗi câu hát hướng dẫn học sinh hát theo phần đệm của nhạc.

Giáo viên hướng dẫn học sinh hát nhịp nhàng và giữ nhịp ổn định.

3. Hoạt động thực hành

* Mục tiêu:

Học sinh trình bầy bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp và vỗ tay theo phách.

*Cách tiến hành:

a/ GV chia lớp thành ba nhóm luyện tập hát nối tiếp kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp bài hát. Có thể chia câu hát như sau:

Nhóm 1: Câu 1:

Tạm biệt trường mầm non chúng em vào lớp một

x x x x

Nhóm 2:Câu 2:

Từ hôm nay nay chúng em luôn chăm ngoan học tốt

x x x x

Nhóm 3: câu 3. : Để thầy cô khen cha mẹ vui lòng.

X x x x

Nhóm 4: Cả lớp.

+ Câu 4: Bạn ơi hát lên Chúng ta cùng nhau vui múa ca. x x x

X

Gv gọi 1 nhóm học sinh thực hiện hát và vỗ tay đệm trước lớp.

b/ GV cho học sinh hát vỗ tay theo phách bài hát : Học sinh lớp 1 vui ca.

– GV thực hiện mẫu câu đầu. HS quan sát và nhận xét cách vỗ tay theo phách.

– Các nhóm cá nhân luân phiên luyện tập

– GV gọi 1 nhóm học sinh thực hành trước lớp luyện tập.

– GV nhận xét sửa sai nếu có.

C. Hoạt động ứng dụng mở rộng:

Hát kết hợp với biểu diễn

* Mục tiêu:

Hát đúng giai điệu các bài hát sáng tạo được các động tác múa phụ họa cho bài hát.

* Cách tiến hành:

Gv Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?

– Nội dung của bài hát truyền tải đến chúng ta thông điệp gì ?

– Gv gọi một học sinh có thể vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ họa.

– Gv cho học sinh tính tại chỗ dưới chân nhịp nhàng theo nhịp theo giai điệu của bài hát.

– Học sinh quan sát lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS lắng nghe

 

 

 

– HS đọc lời ca.

 

 

 

 

 

 

 

 

HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS hát từng câu theo hướng dẫn của Gv.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS hát cả bài viết cách ngân nghỉ đúng.

 

 

 

 

 

 

 

HS hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

 

 

– HS vỗ tay theo phách.

 

 

 

 

 

 

– HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS vỗ tay theo phách kết hợp hát lời.

Tiết 2: Luyện tập bài hát – Học sinh lớp một vui ca. Nghe bài hát Quốc ca.

I. Mục tiêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

– Học sinh hát được giai điệu của bài hát học sinh lớp 1 vui ca. Biết biểu diễn bài hát kết hợp vỗ tay.

– Học sinh chăm chú lắng nghe có thái độ nghiêm túc khi chào cờ và nghe hát Quốc ca.

2. Kỹ năng:

· Biết cách thể hiện đúng tư thế khi hát hát,

· Biết cách và thể hiện được hình tiết tấu số 1.

3. Năng lực hướng tới:

– Học sinh bước đầu thể hiện bài hát với giọng hát tự nhiên tư thế phù hợp.

– Bắt đầu nhận biết âm thanh cao thấp cảm nhận được tính chất giai điêu vui tươi của bài hát.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

– Sách giáo viên, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động,

– Nhạc cụ đàn Organ và các phương tiện nghe nhìn thanh phách.

2. Học sinh:

· Chuẩn bị sách vở và thanh phách học nhạc cụ gõ tự tạo.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động:

a/ Mục tiêu:

– Tạo không khí vui tươi thoải mái cho học sinh trước khi vào tiết học.

b/ Cách thức tiến hành:

Giáo viên: Đàn một câu hát trong bài hát học sinh lớp 1 vui ca cho học sinh nghe và đoán giai điệu đó trong bài hát nào? Hát lại câu hát đó? Cho cô giáo biết tên tác giả của bài hát này?

Học sinh: Trả lời- GV nhận xét đánh giá cho điểm- khen thưởng khích lệ học sinh.

B. Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Hoạt động luyện tập.

*Mục tiêu:

Học sinh hát đúng giai điệu bài hát học sinh lớp 1 vui ca. thể hiện đúng những tiếng hát cần ngân dài nhỉ nghỉ lặng đơn biết cách hát khi gặp dấu nhắc lại ở khung thay đổi 1 hát lại 2 lần.

– Học sinh biết cách vận động theo nhạc biểu diễn bài hát ở các hình thức, nhóm.

– Biết cách gõ sử dụng thanh phách, gõ được bài hát theo âm hình tiết tấu 1.

*Cách tiến hành:

a/ Nghe hát mẫu mẫu

GV: Đàn và hát cho học sinh nghe lại bài hát.

GV: yêu cầu cả lớp hát đồng thanh theo giai điệu của đàn

 

– GV: Gọi học sinh trình bày theo nhóm lên hát giáo viên đàn cho các nhóm lên biểu diễn

GV: Cho học sinh các nhóm hát kết hợp với hai kiểu vỗ tay đệm.

+ Nhóm 1: vỗ tay đệm theo nhịp

+ Nhóm 2 vỗ tay đệm theo phách: hai nhóm cùng vào 1 lúc sau đó đổi luân phiên nhau.

– GV cho học sinh xem bang đĩa video biểu diễn sau đó GV biểu diễn làm mẫu một số động tác phụ họa cho bài hát.

Hoạt động 2: vận dụng

+ Cho hs đứng tại chỗ tập từng động tác theo nhóm trong thời gian 10 phút.

GV: Gọi các nhóm lên biểu diễn. Có thể GV hướng dẫn học sinh sắp xếp đội hình như sau:

6 Học sinh hát, 3 bạn múa phụ họa, 3 bạn vỗ tay đệm theo nhịp.

GV nhận xét tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, và chỉnh sửa cho những nhóm còn chưa biết cách biểu diễn

Nội dung 2: Hoạt động khám phá Nghe bài hát Quốc ca.

Mục tiêu:

Giúp học sinh chăm chú lắng nghe và biết cách bộc lộ cảm xúc khi nghe bài hát Quốc ca.

Cách tiến hành:

GV:Giới thiệu bài hát quốc ca nhạc và lời của nhạc sĩ Văn Cao thông qua bức ảnh của nhạc sĩ Văn Cao.

Quốc ca- Tiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. . . . Ngay từ khi ra đời, bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh.

– GV: Bật bang đĩa video cho học sinh nghe bài hát Quốc ca của nhạc sĩ Văn Cao.

? Qua việc nghe bài hát em có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát Quốc ca?

?Bài hát này thường được dùng trong những ngày nào?

– Gv nhận xét bổ sung câu trả lời cho học sinh

Bài hát Quốc ca dùng trong nghi lễ chào cờ nên các em cần lưu ý khi hát bài hát này chúng ta phải đứng như thế nào?

Quan sát bức tranh các bạn đứng hát bài hát Quốc ca trong sách giáo khoa thấy các ban đứng hát Quốc ca rất nghiêm trang, người thẳng đứng, hai tay buông xuôi thẳng theo thân người thẳng theo sống quần, trang phục ngay ngắn chỉnh tề hát và mắt hướng thẳng nhìn vào quốc ký.

– Gv: Tập cho học sinh tư thế đứng nghiêm khi hô Chào cờ.

– GV hát lại bài hát Quốc ca cho học sinh nghe lại lần 2:

– Gv nhắc nhở học sinh về nhà nghe lại nhiều lần bài hát Quốc ca và học thuộc bài hát để các buổi chào cờ đầu tuần các con có thể hát theo các anh các chị trong nhà trường.

 

 

 

 

 

 

_Học sinh nghe và hát thầm theo giai điệu của bài hát.

HS: Cả lớp đồng thanh hát với nhạc đệm, kết hợp với vỗ tay theo phách.

HS: Hát theo nhóm.

 

HS: thực hiện theo hướng dẫn của GV

 

 

 

HS quan sát phần biểu diễn mẫu của GV.

 

HS tự luyện tập thảo luận theo nhóm bàn- 6 em một nhóm.

 

– HS các nhóm lên biểu diễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs nghe giáo viên giới thiệu và nghe bang đĩa hát mẫu bài Quốc ca.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs nêu cảm nhận bài hát Quốc ca giai điệu trang nghiêm hào hùng.

– Chào cờ đầu tuần hoặc các buổi lễ như khai giảng các hội nghị.

 

 

 

 

 

Hs: Thực hiện theo hướng dẫn của Gv động tác đứng nghiêm nghỉ.

 

– HS nghe hát nhẩm theo.

C. Hoạt động ứng dụng mở rộng:

* Mục tiêu:

– Hát đúng giai điệu các bài hát sáng tạo được các động tác múa phụ họa cho bài hát.

* Cách tiến hành:

Gv Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?

– Nội dung của bài hát truyền tải đến chúng ta thông điệp gì ?

– Gv gọi một học sinh có thể vừa hát vừa kết hợp một số động tác phụ họa.

– Gv cho học sinh đứng tại chỗ dưới chân nhịp nhàng theo nhịp theo giai điệu của bài hát.

– Gv bạn học sinh về nhà học thuộc bài hát biểu diễn cho ông bà bố mẹ nghe và các con chuẩn bị bài tiếp theo.

…..

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 1!

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-cung-hoc-de-phat-trien-nang-luc-46150/feed 0
Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46109 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46109#respond Fri, 23 Oct 2020 04:24:08 +0000 https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46109

Related posts:

  1. Kế hoạch giáo dục lớp 1 sách Cánh diều theo Công văn 2345 (6 môn)
  2. Giáo án lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ các môn)
  3. Văn mẫu lớp 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Dàn ý + 11 mẫu)
]]>
Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)

Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm), Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bao gồm đầy đủ các tiết học của 8 chủ đề trong

Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, bao gồm đầy đủ các tiết học của 8 chủ đề trong sách giáo khoa Âm nhạc 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhờ đó, tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức soạn giáo án cho thầy cô. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bộ giáo án môn Toán, Tiếng Việt.

Giáo án Âm nhạc 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU

Tiết 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu

Hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh)

I. Mục tiêu:

Sau tiết học, HS sẽ:

– Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa ( nhạc và lời: Việt Anh).

– Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm .

– Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc; bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu; biết thể hiện các âm thanh to- nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.

– HS Cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa. Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Trình chiếu Powerpoint/Đàn phím điện tử – Loa Bluetooth – nhạc hát, nhạc đệm

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

– Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. muỗng …

2. Chuẩn bị của học sinh:

SGK Âm nhạc 1

III. Tiến trình dạy học:

Nội dung (Thời lượng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10 phút)

a. Khởi động:

– Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học.

– Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu.

b. Tìm hiểu câu chuyện:

– Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Cảm thụ và thể hiện:

– Cho HS làm việc nhóm 4: Thể hiện các âm thanh to nhỏ:

+ Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào.

+ Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách.

+ Tiếng mưa to: rào rào rào rào.

+ Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách.

Hoạt động 2: Học hát: Vào rừng hoa ( 25 phút)

a. Khởi động:

– Tổ chức trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son cho HS cả lớp, dãy, bàn thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”.

 

 

 

b. Giới thiệu và nghe hát mẫu:

Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Nghe hát mẫu.

 

c. Đọc lời ca:

Hướng dẫn đọc lời ca.

 

 

 

d.Tập hát:

Hướng dẫn hát từng câu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Giáo dục HS qua nội dung bài hát.

 

 

 

 

 

e. Hát với nhạc đệm:

Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

 

 

– Hát với nhạc đệm.

– GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu?

– GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện.

 

– GV gợi ý tranh 1có mấy nhân vật.

– GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son.

– GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu.

– GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật.

– GV cho HS nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé thổi sáo.

– GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam.

– GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.

 

 

– GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh.

– Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ.

– GV đàn.

 

– GV cho HS thi theo dãy, bàn

– GV nhận xét – động viên, khen ngợi và nhắc nhở ( nếu cần)

 

 

– GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

– GV nhận xét – khen.

– Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé.

– GV mở bài hát mẫu cho HS nghe.

 

– GV chia câu (bài hát chia thành 6 câu hát ngắn)

– GV đọc mẫu từng câu.

 

 

– GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.

+ Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi

+ Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi.

Hát nối câu 1+2

+ Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi

+ Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui.

Hát nối câu 3+4

Cho HS hát nối câu 1-4

+ Câu 5: Vào rừng … vui ca.

+ Câu 6: Tìm vài … về nhà.

Hát nối câu 5+6

– Hát cả bài.

– GV đặt câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn nhỏ vào rừng chơi)

+ Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? (thấy hoa và nghe tiếng chim hót).

+ Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ?(vào rừng dạo chơi, ngắm hoa, hái hoa).

+Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? (nghe tiếng chim).

– GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành.

 

 

 

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:

Cầm tay nhau cùng đi

x x x

chơi đi khắp nơi hái bông

x x x x

hoa tươi…

x

– GV hát vỗ tay mẫu.

– Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.

– GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.

– GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.

 

– GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.

GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai ( nếu cần)

 

 

 

 

– GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.

– HS nghe , cảm nhận và trả lời.

 

– HS lắng nghe.

 

– HS quan sát và trả lời.

– HS chú ý lắng nghe.

 

– HS xem tranh và nhận xét.

 

– HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật.

– HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên.

 

 

– HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.

 

 

– HS nghe và ghi nhớ.

 

 

 

– HS làm việc nhóm tập thể hiện âm thanh to, nhỏ.

 

– HS thể hiên âm thanh to, nhỏ.

 

 

 

 

– HS thể hiện theo yêu cầu.

– HS thể hiện theo dãy, bàn.

– HS nghe.

 

 

 

 

– HS quan sát tranh và trả lời.

– HS lắng nghe.

– HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

– HS lắng nghe.

 

 

– HS theo dõi

 

– HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.

 

– HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

 

– HS hát câu 1.

 

– HS hát câu 2.

 

– HS hát câu 1+2

– HS hát câu 3.

 

– HS hát câu 4.

 

– HS hát nối câu 3+4

– HS hát nối câu 1- 4.

– HS hát câu 5

 

– HS hát câu 6.

– HS hát nối câu 5+6

– HS hát cả bài.

 

– HS nghe và trả lời.

 

– HS nghe và trả lời.

 

 

– HS nghe và trả lời.

 

 

 

– HS nghe và trả lời.

 

 

– HS nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

– HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

– HS theo dõi.

– HS hát và vỗ tay theo phách.

– HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.

 

– HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.

– HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.

– HS nhận xét

– HS lắng nghe.

Tiết 2: Ôn hát: Vào rừng hoa (Nhạc và lời: Việt Anh)

Đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi

Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ

I. Mục tiêu:

Sau tiết học, HS sẽ:

– Nêu được tên bài, hát rõ lời với giọng tự nhiên, bước đầu hát đúng theo cao độ và trường độ bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

– Bước đầu biết hát kết hợp vỗ tay/ gõ theo nhịp / vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.

– Nhớ tên 3 nốt Đô- Rê -Mi và kí hiệu bàn tay. Bước đầu nghe, cảm nhận cao độ và trường độ và đọc theo file âm thanh bài đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi.

– Phân biệt được yếu tố to – nhỏ, bước đầu thể hiện được trong nội dung đọc nhạc và trò chơi âm nhạc.

– Biết lắng nghe, bước đầu biết điều chỉnh giọng nói to- nhỏ phù hợp với yêu cầu của bài học và một vài tình huống thường gặp trong giao tiếp, sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Trình chiếu Power Point/Đàn phím điện tử – Loa Bluetooth – nhạc hát, nhạc đệm

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

– Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

2. Chuẩn bị của học sinh:

– SGK Âm nhạc 1

III. Tiến trình dạy học:

Nội dung (Thời lượng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động 1: Ôn hát Vào rừng hoa(10 phút)

a.Khởi động:

– Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Vào rừng hoa

 

 

 

 

 

 

– Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Hướng dẫn hát kết hợp vận động nhún chân theo nhịp.

 

 

2.Hoạt động 2: Đọc nhạc bậc thang Đô – Rê – Mi (15 phút)

a. Khởi động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Đọc tên nốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ (10 phút)

– Trò chơi sắm vai thể hiện giọng nói to nhỏ.

 

 

 

 

 

 

 

– Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ.

 

 

 

 

– Đọc nhạc và thể hiện to, nhỏ theo ý thích.

– GV hỏi: Các em quan sát tranh và nghe giai điệu cô đàn. Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?

– GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.

– GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.

– GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.

– GV cho HS lên hát song ca, đơn ca.

 

– GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS.

– GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp:

Cầm tay nhau cùng đi chơi

x x

đi khắp nơi hái bông hoa

x x

tươi…

– GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp.

– GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp.

– GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

– GV cho HS luyện thực hành theo dãy – tổ – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhịp.

-GV chia nhóm HS theo khả năng để giao nhiệm vụ phù hợp hoặc hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức bài học.

 

 

 

– GV nhận xét -khen ngợi và sửa sai cho HS ( nếu cần)

– GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp.

– GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún. (GV hướng dẫn sau đó quy định đếm 1 thì cả lớp bước chân sang trái và nhún, đếm 2 cả lớp bước sang phải và nhún đến khi các em bước được).

– GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.

– GV cho 1 nhóm 3 em lên biểu diễn trước lớp.

-GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác.

– GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng mới( nếu có)

– GV nhận xét – sửa sai –khen.

– GV cho HS nhận xét giai điệu bài hát vui hay buồn.

– GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm.

 

 

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp.

– GV hướng dẫn: Khi nghe cô đọc “cây cao” thì các em đứng lên, cô đọc “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc cô đọc “cây cao” các em giơ hai tay lên cao, cô đọc “bóng thấp” thì các em để hai tay trên bàn.

– GV cho HS thực hiên trò chơi.

-GV có thể khuyến khích HS phát biểu các ý tưởng mới.

 

 

– GV cho HS xem 3 bạn Đô, Rê, Mi đứng trên bậc thang và hỏi:

+ Bạn Đô đứng trên bậc như thế nào cao hay thấp?

+ Bạn Mi đứng trên bậc như thế nào?

+ Bạn Mi đứng trên bậc thang như thế nào?

– GV chốt: Vậy bạn Đô đứng thấp nhất, rồi đến bạn Rê và đứng cao nhất là bạn Mi.

– GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe.

– GV cho HS đọc theo đàn từng đoạn ngắn (chia 4 đoạn ngắn)

– GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân.

– GV nhận xét – sửa sai – khen và khuyến khích HS mạnh dạn trả lời/ nói mạch lạc.

– GV hỏi:

+ Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài nhạc vừa đọc (Đô, Rê, Mi).

+ Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều lần (nốt Mi, Đô).

 

 

 

– GV hướng dẫn các kí hiệu bàn tay theo nốt nhạc.

– GV đọc và làm mẫu.

– GV cho HS đọc từng nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– GV cho HS đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– GV cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các bạn, GV chốt các ý kiến ( sửa sai- nếu cần)

– GV nhận xét – khen HS.

 

 

– GV hướng dẫn HS sắm vai bạn Thỏ và bác Gấu

– GV cho 2 em lên sắm vai giọng nói của Thỏ (nhỏ nên giọng nói nhỏ), bác gấu (to khỏe nên giọng nói khỏe, to). Cách thứ 2 sắm vai Thỏ (còn trẻ nên nói to), bác Gấu (già yếu nên giọng nói nhỏ).

– GV nhận xét – khen.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV hướng dẫn: cô chỉ vào nốt nhạc to thì đọc to, chỉ vào nốt nhạc nhỏ thì đọc nhỏ.

– GV cho cả lớp đọc, một vài HS đọc.

– GV chỉ lần lượt cho HS đọc, chỉ tùy hứng cho HS đọc.

– GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.

– GV đọc mẫu.

– GV cho một vài em thể hiện đọc to nhỏ theo ý thích của HS. GV khuyến khích HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm/ bạn thực hiện.

– GV nhận xét – khen ngợi HS.

Khuyến khích HS về nhà đọc bài đọc nhạc/ chơi trò chơi đọc to- đọc nhỏ cùng người thân.

 

– HS trả lời.

 

 

 

– HS nghe lại bài hát.

 

– HS hát bài hát theo nhạc đệm.

– HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.

– HS lên hát theo yêu cầu của GV.

– HS nhận xét.

– HS nghe.

– HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

– HS nghe và theo dõi.

 

– HS hát vỗ tay theo nhịp.

– HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

– HS hát theo hướng dẫn của GV.

 

– HS nhận xét.

– HS nghe.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

– HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

– HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp.

– HS lên biểu diễn.

 

– HS nghe.

– HS nhận xét giai điệu bài hát.

– HS nghe.

-HS trình bày ý kiến

-HS thực hiện

 

 

 

 

– HS nghe hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

– HS thực hiện trò chơi.

– HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

-HS thực hiện

 

 

 

 

 

– HS quan sát SGK/ Power Point nghe và ghi nhớ.

 

– HS nghe đàn.

 

– HS đọc nhạc theo đàn.

– HS luyện đọc nhạc

 

– HS nghe.

– HS nghe và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

– HS nghe hướng dẫn và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– GV đọc và làm mẫu.

– HS đọc từng nốt và làm theo kí hiệu bàn tay.

 

– HS đọc nhạc cả bài và làm kí hiệu bàn tay.

– HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

– HS nghe.

 

 

 

 

– HS lắng nghe.

 

– HS lên sắm vai bác Gấu và bạn Thỏ.

 

 

 

 

 

 

 

– HS nghe.

– HS đọc nốt nhạc To – Nhỏ theo tay cô.

 

– HS cả lớp đọc, đọc cá nhân.

– HS đọc theo cô chỉ.

 

– HS luôn phiên đọc nốt nhạc to – nhỏ.

 

– HS theo dõi.

– HS đọc to, đọc nhỏ theo ý thích.

Tiết 3: VÀO RỪNG HOA

– Ôn tập bài hát: VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

– Ôn tập đọc nhạc: BẬC THANG ĐÔ – RÊ – MI

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất:

– Biết phối hợp khi tham gia các hoạt động với nhóm/ cặp đôi theo yêu cầu của bài học.

1. Năng lực:

– Hát thuộc, rõ lời đúng theo giai điệu bài hát Vào rừng hoa.

– Bước đầu biết hát vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu ở hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca kết hợp vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

– Đọc được bài đọc nhạc Bậc thang Đô- Rê- Mi theo file nhạc đệm, bước đầu chủ động trong phối hợp với nhóm/ cặp đôi.

– Bước đầu biết lắng nghe, nhận xét và biết điều chỉnh âm lượng to- nhỏ khi hát, khi đọc nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

– Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

2. Học sinh:

– SGK Âm nhạc 1.

– Vở bài tập.

– Thanh phách, song loan, nhạc cụ tự chế (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học

3. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Ôn tập bài hát:

Vào rừng hoa (15 phút)

* Khởi động giọng

 

 

 

 

– Đàn và bắt nhịp cho học sinh luyện thanh theo mẫu âm “la”.

 

 

– HS luyện thanh.

* Hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu.

– Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

 

 

– GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca:

 

– GV vỗ tay hát mẫu một câu.

– GV hướng dẫn: Khi hát vỗ tay theo tiết tấu lời ca hát tiếng nào ta vỗ tay theo tiếng đó.

– GV chia HS theo tổ tự hát và vỗ tay.

– GV cho đại diện một vài em hát và vỗ tay xem đúng chưa.

GV nhận xét – khen (nếu HS vỗ tay đúng).

– GV hỏi:

+ Khi hát và vỗ tay câu 1và câu 2 các em thấy phần vỗ tay có giống nhau không? (vỗ giống nhau).

+ Hai câu 3 và 4 phần vỗ tay có giống câu 1 câu 2 không? (vỗ khác nhau).

– GV cho HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

– GV cho HS luyện hát theo nhiều hình thức: dãy, tổ, nhóm, cá nhân

– HS nhận xét – sửa sai (nếu có) – khen.

– GV nhận xét

 

 

– HS quan sát và lắng nghe

 

 

 

 

– HS lắng nghe.

– HS nghe và ghi nhớ.

 

 

– HS thực hiện theo GV.

– HS hát cá nhân kết hợp vỗ tay.

 

 

 

– HS nghe và nhận xét, trả lời.

 

 

 

 

 

– HS thực hiện.

 

– HS luyện hát theo hướng dẫn của GV

 

– HS nhận xét.

 

– HS nghe.

– Hướng dẫn HS hát thể hiện sắc thái to, nhỏ.

– GV hướng dẫn HS thể hiện hát bài hát với sắc thái to nhỏ (với 2 câu hát đầu: nửa câu đầu hát nhỏ, nửa câu sau hát to. Hai câu sau: nửa câu đầu hát to, nửa câu sau hát nhỏ).

– GV cho HS hát và thể hiện sắc thái to, nhỏ.

– GV cho vài nhóm lên hát và thể hiện sắc thái to, nhỏ.

– Khuyến khích HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm bạn, GV chốt ý kiến.

– GV nhận xét – khen ngợi, động viên.

– HS nghe hướng dẫn và ghi nhớ.

 

 

 

– HS hát thể hiện sắc thái to, nhỏ.

– HS lên hát theo nhóm.

– HS nhận xét.

 

– HS nghe.

 

Hoạt động 2:

Ôn tập đọc nhạc:

Bậc thang Đô – Rê – Mi.

* Khởi động:

– Tổ chức cho HS chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài”

 

 

 

– GV đàn 1 câu của bài đọc nhạc và hỏi HS:

? Giai điệu vừa nghe nằm trong bài đọc nhạc nào mà chúng ta đã học?

 

– HS nghe và trả lời câu hỏi.

+ Bậc thang Đô – Rê – Mi.

 

* Đọc nhạc với nhạc đệm.

– Cho HS đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay kết hợp với nhạc đệm.

– GV mở nhạc đệm và cho HS đọc lại bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

– GV mở nhạc đệm và cho HS đọc nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách.

– GV cho HS đọc nhạc theo nhiều hình thức: đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca.

– HS nhận xét

– GV nhận xét – sửa sai (nếu có) – khen.

– HS đọc bài đọc nhạc kết hợp thể hiện theo kí hiệu bàn tay.

– HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.

– HS đọc nhạc theo các hình thức

 

– HS nhận xét.

– HS nghe và sửa sai (nếu có)

* Đọc nhạc kết hợp với vận động theo nhịp.

Hướng dẫn HS đọc nhạc vận động theo nhịp điệu.

– GV hướng dẫn HS đọc nhạc vận động nhún chân, vỗ tay theo nhịp.

– GV cho HS thể hiện đọc nhạc nhún chân, vỗ tay theo hình thức: đồng ca, dãy, tổ, cá nhân.

– GV khuyến khích HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm/ bạn thực hiện.

– GV chốt ý kiến, nhận xét – sửa sai (nếu có) – khen.

– HS đọc nhạc kết hợp nhún chân, vỗ tay theo nhịp.

– HS thực hiện.

 

– HS nhận xét.

 

– HS ghi nhớ.

 

* Củng cố

– GV yêu cầu HS hát lại bài hát Vào rừng hoa lại 1 lần và nhắc lại những âm thanh mà các bạn nhỏ đã nghe được trong khu rừng ở bài tập 1 vở bài tập.

– GV nhắc nhở, khuyến khích HS về nhà luyện tập thêm phần hát gõ đệm theo tiết tấu và ôn đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, hướng dẫn người thân cùng thực hiện đọc tên nốt kết hợp kí hiệu bàn tay.

– HS thực hiện và trả lời.

 

 

 

– HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

Tiết 4:

– Ôn tập bài hát:

VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

– Ôn tập đọc nhạc:

BẬC THANG ĐÔ – RÊ – MI

– Vận dụng – Sáng tạo:

TO – NHỎ

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

– Tích cực, chủ động tham gia hoạt động học tập cùng tập thể/ nhóm/ cặp đôi hoặc cá nhân ở lớp và chia sẻ nội dung bài học với người thân ở nhà.

2. Năng lực:

– Nhớ tên bài hát, biết hát đúng theo giai điệu lời ca bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh). Bước đầu biết lắng nghe, phối hợp và thể hiện sắc thái to- nhỏ trong khi hát; Tích cực thể hiện ở các hình thức đồng ca, tốp ca, đơn ca kết hợp với vỗ tay/ vận động theo nhịp điệu theo ý thích cùng với nhạc đệm.

– Đọc được bài đọc nhạc: Bậc thang Đô – Rê – Mi với nhạc đệm và kết hợp vận động theo nhịp (khuyến khích các ý tưởng mới) cùng nhóm/ cặp đôi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

– Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

– Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

– Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

2. Học sinh

– SGK Âm nhạc 1.

– Vở bài tập âm nhạc 1.

– Thanh phách, song loan, nhạc cụ tự chế nếu có.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học

3. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Ôn tập bài hát:

Vào rừng hoa (10 phút)

* Khởi động

– Tổ chức trò chơi:

 

– GV cho cả lớp hát câu 1 bài hát Vào rừng hoa.

– GV cho một vài HS thể hiện tiết tấu của câu hát vừa hát.

– GV gõ một âm hình tiết tấu có biến đổi và cho HS nhận xét xem tiết tấu vừa nghe giống câu hát nào trong bài hát Vào rừng hoa.

– HS hát 1 câu theo hướng dẫn của GV.

– HS thể hiện tiết tấu của câu hát vừa hát.

– HS nhận xét.

 

* Luyện tập và thể hiện.

 

– GV cho HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sắc thái to, nhỏ như tiết học trước.

– GV hướng dẫn HS hát:

+ Tổ 1,3 hát

+ Tổ 2 gõ theo phách.

+ Tổ 4 gõ theo nhịp

– GV có thể cho HS đổi ngược lại.

+ Tổ 2,4 hát

+ Tổ 1 gõ đệm theo phách

+ Tổ 3 gõ đệm theo nhịp.

– GV nhận xét và khen.

– GV cho một vài nhóm lên hát và vận động minh họa.

– GV nhận xét và khuyến khích các nhóm thảo luận đưa ra ý tưởng mới.

– GV mời HS lên hát và vận động theo ý tưởng của mình.

– GV nhận xét: khen và động viên HS có những ý kiến phát biểu/ các cách thể hiện riêng của cá nhân.

– GV cho HS đứng lên nhún chân theo nhạc đệm.

– HS hát bài hát Vào rừng hoa thể hiện sức thái to nhỏ.

– HS hát theo hướng dẫn của GV.

 

– HS hát theo hướng dẫn.

 

 

– HS nghe.

– HS lên hát và vận động minh họa.

– HS nghe và thảo luận.

 

– HS lên hát cá nhân vận động theo ý tưởng.

– HS lắng nghe.

 

 

 

– HS đứng vận động theo nhạc.

Hoạt động 2:

Ôn đọc nhạc:

Bậc thang Đô – Rê – Mi (10 phút)

* Khởi động:

– Trò chơi:

“Phím đàn vui nhộn”

– Gọi 3 HS mang tên Đô – Rê – Mi lên bảng và yêu cầu khi GV đọc đến tên nốt nào thì người đó nhún 1 cái.

* GV đọc giai điệu của bài Bậc thang Đô – Rê – Mi để HS hình dung lại giai điệu.

– GV nhận xét và tuyên dương.

 

– HS nghe hướng dẫn và chơi trò chơi.

– HS lắng nghe và hình dung lại giai điệu.

 

– HS lắng nghe.

 

* Luyện tập và thể hiện.

 

– GV cho HS đọc lại bài đọc nhạc.

– GV hướng dẫn:

 

+ Lần 1: đọc to, gõ đệm theo nhịp.

+ Lần 2: đọc nhỏ, gõ đệm theo phách.

+ Lần 3: dãy 1 đọc nhạc, dãy 2 gõ đệm theo phách.

+ Lần 4: dãy 2 đọc nhạc, dãy 1 gõ đệm theo phách.

– GV cho một số HS lên giới thiệu tên bài đọc nhạc và đọc bài kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.

– GV nhận xét – khen/ góp ý kiến cho HS ( nếu cần).

– HS đọc lại bài đọc nhạc.

– HS đọc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

– HS đọc nhạc kết hợp với gõ phách, nhịp.

 

 

– HS nghe.

 

Hoạt động 3:

Vận dụng – Sáng tạo:

To – nhỏ ( 15 phút)

– Đọc nhạc và thể hiện to nhỏ theo ý thích.

– GV hướng dẫn HS có thể đọc to câu nhạc 1, câu nhạc 2 đọc nhỏ.

– GV cho HS đọc

Vd: Các nốt nhạc 1,3,5,6 đọc to hơn các nốt còn lại.

– GV cho một vài nhóm lên thể hiện đọc nhạc to nhỏ theo sự thỏa thuận của nhóm theo ý thích.

– GV nhận xét – khen.

– GV cho một vài em lên đọc nhạc thể hiện đọc to nhỏ theo ý thích.

– GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các nhóm bạn.

– GV nhận xét – khen và động viên HS thực hiện.

 

– HS đọc theo hướng dẫn.

 

– HS đọc nhạc.

– HS lên đọc nhạc to nhỏ theo thỏa thuận của nhóm.

 

– HS nghe.

– HS đọc to nhỏ theo ý thích của mình.

 

– HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.

– HS lắng nghe.

* Củng cố

– GV yêu cầu HS đọc tên các nốt nhạc ở bài tập 6 trong vở bài tập.

– Quan sát tranh ở bài tập 7 và thực hiện theo các yêu cầu.

* GV khuyến khích HS về nhà chia sẻ và thể hiện bài hát/ bài đọc nhạc hoặc kể về nội dung câu chuyện cho người thân cùng nghe.

– HS thực hiện.

 

– HS thực hiện.

 

– HS ghi nhớ.

………

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 1

]]>
https://quatangtiny.com/giao-an-am-nhac-1-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-46109/feed 0