Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2019 – 2020, Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2019 – 2020 tổng hợp nhiều đề thi học kì 1 của tất cả các
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2019 – 2020 là tài liệu hữu ích, tổng hợp nhiều đề thi học kì 1 của tất cả các trường THCS trên cả nước.
Nội dung đề thi bám sát chương trình học theo yêu cầu và quy định của Bộ GD&ĐT. Mỗi đề thi kèm theo đáp án và hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc ôn tập cũng như rèn luyện kỹ năng giải đề. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 9 tham khảo thêm đề thi học kì 1 của một số môn Toán, Sinh học, Hóa học, Lịch sử. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Ma trận đề kiểm tra
Mức độ NLĐG |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | ||
I. Đọc hiểu. – Ngữ liệu: Văn bản văn học – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn trích |
– Phương thức biểu đạt – Nhận diện được dấu hiệu , nội dung văn bản bằng kiến thức TV, đề tài, chủ đề của VB… |
– Biết phân biệt loại từ đã được học. – Nắm được kiểu câu chia theo cấu trúc ngữ pháp. – Hiểu được nội dung của đoạn trích. |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5% |
3 2.5 25% |
4 3.0 30% |
||||
II. Tạo lập văn bản |
Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân về đề đặt ra trong đoạn trích. |
Viết một bài văn phân tích |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 2.0 20% |
1 5.0 50% |
2 7.0 70% |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5% |
3 2.5 25% |
1 2.0 20% |
1 5.0 50% |
6 10.0 100% |
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng – Duy Khán)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?
Đáp án
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
Đọc hiểu | 3.0 | ||
1 | Phương thức biểu đạt : Tự sự | 0.5 | |
2 | Từ láy | 0.5 | |
3 | Câu trần thuật đơn | 0.5 | |
Vì: Câu chỉ có một kết cấu C – V | 0.5 | ||
4 | Thể hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . | 1.0 | |
1 |
Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng. | 2.0 | |
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn. | 0.25 | ||
c. Nội dung cần trình bày: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. + Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích + Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể. |
0.5 1.0 |
||
2 |
* Các yêu cầu: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có đầy đủ MB,TB,KB Xác định đúng vấn đề cần phân tích. |
0.5 |
|
b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau + NỘI DUNG – Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên. – Cách xuất hiện, hoàn cảnh sống, công việc, quan niệm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc – Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu thương người khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tươi vui giản dị, ham học hỏi.. + NGHỆ THUẬT – Cách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ. |
0.5 1.5 1.0 1.0 |
||
c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con người mới, con người XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp. |
0.5 |
||
Tổng điểm | 10.0 |
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết