Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm 2019 – 2020, Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm học 2019 – 2020 để tham khảo chuẩn bị tốt
Nhằm đem đến cho quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu tài liệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 11 năm học 2019 – 2020.
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp đề thi của tất cả các môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Tin học, Hóa học. Hy vọng với tài liệu này quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu giảng dạy, đề thi hay và chất lượng giúp các em học sinh ôn tập kiến thức lớp 11, chuẩn bị cho kiểm tra học kì 2 được tốt nhất.
Xem Tắt
- 1 Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
- 2 Đáp án đề thi học kì II môn Ngữ Văn lớp 11 – Đề 1
- 3 Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11
- 4 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11
- 5 Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11
- 6 Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11
- 7 Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11
- 8 Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11
- 9 Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
- 10 Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 11
- 11 Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11
- 12 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 3. Theo em, trong đoạn thơ trên đâu là hình ảnh độc đáo nhất. Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó.
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.
Câu 2. (4 điểm)
Phân tích bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Đáp án đề thi học kì II môn Ngữ Văn lớp 11 – Đề 1
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm. (0.5 điểm)
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ trên: Lời giục giã cuống quýt với khát vọng được sống được yêu, được tận hưởng tuổi xuân. (1 điểm)
Câu 3.
– Hình ảnh độc đáo nhất:
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!” (0.5đ)
– Hình ảnh trên thể hiện một khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình:
“xuân hồng” chính là biểu tượng cho tuổi trẻ với sắc đẹp tình yêu đang ở độ chín rực nhất
“cắn” là động từ mạnh thể hiện mong muốn có chút điên cuồng vồ vập.
=> Nhân vật trữ tình muốn “cắn” vào “xuân hồng” tức là mong muốn sở hữu, chiếm trọn thời gian của tuổi trẻ với những yêu đương nồng cháy nhất, mạnh mẽ nhất. (1 điểm)
II. Làm văn
Câu 1 |
||
Mở bài |
– Giới thiệu vai trò của học tập trong cuộc sống – Liên hệ với câu nói: Học, học nữa, học mãi. |
0.25đ |
Thân bài |
a. Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi. – Học: quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức về khoa học và xã hội. – Học nữa: không ngừng học hỏi để hoàn thiện tri thức đạo đức cá nhân. – Học mãi: học tập chính là công việc suốt đời, ai cũng cần phải học hỏi dù là ở độ tuổi, nghề nghiệp nào. => Đề cao tầm quan trọng của việc học tập và không ngừng học tập đối với mỗi người. b. Vai trò của việc không ngừng học tập – Thời gian cũng như kiến thức được học ở trường là có hạn, vì vậy cần phải chăm chỉ học tập mới có thể lĩnh hội được những kiến thức ấy. – Kiến thức trong cuộc sống là vô hạn, nên mỗi người cần tự học để nâng cao hiểu biết. – Không ngừng học tập sẽ giúp con người luôn thích nghi được với mọi thay đổi trong cuộc sống. c. Biện pháp – Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải tích cực học tập. – Biết lựa chọn học tập kiến thức theo sở thích và định hướng nghề nghiệp để có thể theo đuổi lâu dài. – Không ngại thay đổi, cần có kế hoạch và định hướng rõ ràng trong quá trình học tập. d. Liên hệ bản thân – Là một học sinh em luôn cố gắng học tập tốt trên lớp, đọc thêm nhiều sách để nâng cao hiểu biết trong nhiều lĩnh vực. – Xác định rõ sở thích (với môn học nào) và lên kế hoạch học tập hiệu quả nhất. |
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ |
Kết bài |
– Câu nói của Lê-nin đã để lại cho em nhiều bài học quý giá. – Việc học tập thực sự có một vai trò quan trọng trong cuộc sống. |
0.25đ |
Câu 2 |
||
Mở bài |
– Giới thiệu vắn tắt về Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. – Nêu nội dung cần phân tích: khung cảnh bức tranh thiên nhiên được Hàn Mặc Tử khắc họa một cách chân thực và sinh động. |
0.25đ
0.25đ |
Thân bài |
* Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ: được tác giả khắc họa chủ yếu qua khổ thơ đầu. Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? – Câu hỏi có hai cách hiểu:
=> Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi trên cũng thể hiện được nỗi nhớ thôn Vĩ da diết cũng như mong muốn được về chơi thôn Vĩ. Câu 2: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên – Hình ảnh “nắng hàng cau”: ánh nắng của bao trùm khắp làng quê. – Điệp ngữ: “nhìn nắng” – “nắng mới” thể hiện một không gian tràn đầy ánh nắng sức sống. Câu 3: – Khu vườn không chỉ tràn ngập sắc nắng mà còn sắc xanh. – “xanh như ngọc” một màu xanh mát mẻ, tươi mới và dễ chịu. Câu 4: Lá trúc che ngang mặt chữ điền – Trong không gian thiên nhiên thôn Vĩ, hình ảnh con người thoáng xuất hiện: -Khuôn mặt chữ điền của người thôn Vĩ thấp thoáng sau tán trúc. Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành phúc hậu, phải chăng đó là khuôn mặt của người con gái Hàn Mặc Tử thầm thương? => Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong sáng, tươi tắn và có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. * Bức tranh sông nước trong đêm trăng: Câu 5 và câu 6: “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” – Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự chia lìa: gió, mây vốn quấn quýt nay chia lìa đôi ngả. – Dòng sông như nhuốm màu tâm trạng buồn bã, thê lương. – Hình ảnh hoa bắp khẽ lay cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người. Câu 11: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh gợi khung cảnh huyền ảo, không có thật. => Hình ảnh thiên nhiên đêm trăng đượm buồn và mờ ảo, hư không. => Sự đối lập giữa hai bức tranh thiên nhiên nơi làng quê thôn Vĩ và đêm trăng. |
1.5đ 1.5đ |
Kết bài |
– Bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ vừa tươi tắn tràn đầy sức sống, vừa huyền ảo khiến người đọc như lạc vào chốn vô thực. |
0.5đ |
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11
I. Choose the word whose underlined part is pronounced differently from that of the others.
1. A. needed B. arrived C. visited D. wanted
2. A. stopped B. jumped C. robbed D. stepped
3. A. lives B. spaces C. surfaces D. distances
4. A. mature B. treasure C. structure D. venture
II. Choose the correct answer to each sentence.
5. Let’s have a drink, _________?
A. don’t we B. do we C. shall we D. will you
6. He never drinks wine, _________?
A. doesn’t he B. does he C. hasn’t he D. won’t he
7. Amstrong was the first person to set________on the moon.
A. foot B. feet C. leg D. legs
8. Gagarin was the first person to eat and drink in zero gravity.
A. conquest B. weightlessness C. spacemen D. orbit
9. Cats_________see in the dark.
A. can B. could C. were able to D. were unable to
10. It_________Lan who always helps him in his trouble.
A. was B. has been C. will be D. is
11. It was the red car_________crashed into mine yesterday.
A. who B. what C. that D. which
12. You can make a balanced aquarium by growing plants in the_________tank.
A. bird B. pet C. fish D. insect
13. The quiet country roads are ideal for cycling.
A. driving a car B. riding a bicycle C. kicking a ball D. playing football
14. _________from several countries competed in many Asian Games.
A. Athletes B. Audience C. Spectators D. Viewers
15. The ring_________is made of gold and diamond.
A. she is wearing it B. he gave it to her
C. she is wearing D. Linda likes it
16. He is interested in_________sports such as swimming and surfing.
A. watering B. team C. aquatic D. competing
17. Dinosaurs became_________millions of years ago.
A. disappear B. extinct C. lost D. endangered
18. Water power gives energy without_________.
A. poison B. nuclear C. petrol D. pollution
19. I like the village _________ I used to live.
A. in that B. where C. in which D. B&C
20. Most houses that are situated in the suburbs have gardens.
A. situating B. situated C. were situated D. to situate
21. The woman _________next door is a famous singer .
A. lives B. living C. who live D. that living
22. Why don’t we_________in peace.
A. existence B. co-exist C. survival D. survive
23. What is the difference between human _________and animals?
A. is B. are C. beings D. be
24. Our well-trained staff are always courteous to customers.
A. patient B. crude C. polite D. honest
25. Customers can choose to send their letters by air or_________mail.
A. land B. surface C. sea D. water
26. The_________service will help to send a document with its original shape.
A. express B. transfer C. facsimile D. delivery
27. Are you_________the phone?
A. to B. with C. for D. on
III. Identify the error in each sentence.
28. Anybody is fond of beauty, isn’t he?
A B C D
29. It is him who I met yesterday.
A B C D
30. The man who name’s Hung gave you this letter.
A B C D
IV: Circle the item among A, B, C or D that best answers the question about the passage.
The Taj Mahal is considered one of the wonders of the world. It was built by the fifth Mughal Emperor of India as a memorial to his beloved wife, Mumtaz Mahal, who died when she was giving birth to their 14th child in 1631. He began to build a monument in the same year and mourned her for ten years. The Taj Mahal was completed 22 years later at the cost of 32 million rupees. Twenty thousand people worked on it.
The Taj Mahal, meaning “Crown of the Palace”, stands on the bank of the Yamuna River in Agra. Built of white marble, its beauty is beyond description, particularly at dawn and sunset. It was said that the King spent the last days of his life in prison staring into a small piece of glass at the reflection of The Taj Mahal, and he died with a mirror in his hand. He was buried in The Taj Mahal with the wife he never forgot.
31. The Taj Mahal was built in_______and completed in______.
A. 1631/1653 B. 1931/1941 C. 1592/1628 D. 1628/1645
32. How much did The Taj Mahal cost?
A. twenty two million rupees B. thirty two million rupees
C. twenty thousand rupees D. thirty two thousand rupees
33. The King had The Taj Mahal built to____________.
A. commemorate his wife’s death B. pay homage to his beloved wife
C. immortalise their love D. mourn his wife wife’s death
34. Which of the following is NOT true about the King?
A. He had a lot of children
B. He loved his wife so much
C. He spent his whole life in the palace
D. He was buried at the same place as his wife had been
35. The phrase is beyond description in the passage means_________.
A. is too great to express in words B. can’t be described
C. is too far to be seen from the back D. Is impossible to describe
V. Do as directed.
36. The Second World War ended on 7 May 1945 in Europe. (using Cleft sentence)
37. We planted some young trees in the garden. (using Cleft sentence)
38. Nam’s father got angry with him. (using Cleft sentence)
39. Tom bought a bar of chocolate. It looked very delicious. (using a relative pronoun)
40. The man is selling lottery tickets. He used to be very rich. (using a relative pronoun)
Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11
SỞ GD&ĐT ……….. TRƯỜNG THPT……………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. Trắc nghiệm(7đ)
Câu 1: Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và propan-2-ol với H2SO4 đặc có thể thu được tối đa số sản phẩm hữu cơ là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 2: Muốn trung hòa 6,72 gam một axit hữu cơ A cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. A là
A. CH3COOH. B. CH3CH2COOH.
C. HCOOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 3: Số lượng đồng phân ứng với ancol C4H10O là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 4: Có thể phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH với hóa chất nào dưới đây ?
A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Na. D. quỳ tím
Câu 5. CTCT của propan là :
A . CH4 B. C3H6 C. C3H8 D. C3H4
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp hai anken là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được m gam H2O và (m + 39) gam CO2. Hai anken đó là:
A. C6H12 và C5H10 B. C2H4 và C3H6
C. C4H8 và C5H10 D. C4H8 và C3H6
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H4,CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 8: Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit axetic ?
A. CH2=CH2+ H2O (to, xúc tác HgSO4).
B. CH2=CH2 + O2 (to, xúc tác).
C. CH3COOCH=CH2 + dung dịch NaOH (to).
D. CH3CH2OH + CuO (t0).
Câu 9: Cho các chất : CaC2 (I), CH3CHO (II), CH3COOH (III), C2H2 (IV). Sơ đồ chuyển hóa đúng để điều chế axit axetic là
A. I IV II III. B. IV I II III.
C. I II IV III. D. II I IV III.
Câu 10: X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm
A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
Câu 11: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 12: Công thức tổng quát của anđehit đơn chức, mạch hở có 1 liên kết đôi C=C là:
A. CnH2n+1CHO. B. CnH2nCHO.
C. CnH2n-1CHO. D. CnH2n-3CHO.
Câu 13: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?
A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH.
B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH.
C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.
D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.
Câu 14: Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A?
A. 4. B. 2. C. 3. D. A.1.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của A là công thức nào sau đây ?
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C3H5OH
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.
Câu 17: Cho các chất sau Na, CuO, Na2CO3, dd Br2 , Al(OH)3, CH3OH, AgNO3/ NH3, Fe3O4. Số chất tác dụng với axit axetic là:
A. 7 B. 4 C. 5 D.6
Câu 18: Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 19: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. B. không khí H2 ,Ni,to.
C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
Câu 20: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
A. 16. B. 25,6. C. 32 D. 40.
Câu 21. Để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: axit fomic, axit axetic, glixrol mà chỉ được chọn một thuốc thử, thì ta chọn thuốc thử nào sau đây?
A. Cu(OH)2 B. NaOH C. Na D. AgNO3/NH3 E. Cả A, D đều đúng
Câu 22. Chia m gam ancol no đơn chức thành 2 phần bằng nhau
– Phần 1: cho tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít H2 (đktc).
– Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của ancol là:
A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. C2H5OH.
Câu 23. Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C4H6, C6H6, C3H6, C2H6 thu được 3,36 lít CO2.Nếu hyđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp trên rồi đốt hết, cho sản phẩm vào dd nước vôi trong dư sẽ thu kết tủa có khối lượng là:
A. 20g B. 15g C. 12g D. không tính được
Câu 24 . Trong các hiđrocacbon sau, chất không làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường là
A. stiren B. benzen C. etilen D. propin
Câu 25: Cho canxi cacbua kĩ thuật (chỉ chứa 80% CaC2 nguyên chất) vào nước dư, thì thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng canxi cacbua kĩ thuật đã dùng là
A. 9,6 gam. B. 4,8 gam C. 4,6 gam. D. 12 gam
Câu 26: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả ancol và phenol đều tác dụng được với NaOH
B. Cả ancol và phenol đều tác dụng được với Na
C. Chỉ ancol phản ứng được với NaOH, còn phenol thì không
D. Chỉ phenol phản ứng với Na, còn ancol thì không
Câu 27: Glyxerol phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. NaOH/t0, Na, H2SO4 B. AgNO3/NH3, HCl/t0, Na
C. Cu(OH)2, K, HBr/t0 D. Ca(OH)2, C2H5OH, C6H5NO2
Câu 28: Nhận xét nào không đúng?
A. Phenol có tính axit yếu hơn H2CO3
B. Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
C. Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thế hơn trong phân tử hidrocacbon thơm
D. Phenol phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa màu trắng
II. Tự luận (3đ)
Câu 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau :
1. CH3CH2 + Cl2 → ……………………………………………………………
2. CH2=CH-CH=CH2 + Br2 → ………………………………………….
3. CH≡C-CH3 + Br2 dư → ……………………………………………………
4. C6H6 + Cl2 → ………………………………………………………………
5. CH3CH2OH + Na → ………………………………………………………..
6. C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → ……………………………………………………
Câu 2. Nhận biết các chất sau : etanol, etanal, etanoic, metanoic.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ môi trường không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc khúc xạ
A. Bằng 600. B. Lớn hơn 600.
C. Nhỏ hơn 300. D. Không xác định được.
Câu 2: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là
A. 0 Wb. B. 24 Wb. C. 0,048 Wb. D. 480 Wb.
Câu 3: Cho 3 điểm A,B,C theo thứ tự nằm trên trục chính của thấu kính. Cho AB= 36cm, AC= 45cm. Khi đặt vật sáng tại A thì thu được ảnh thật tại C. Khi đặt vật sáng tại B thì thu được ảnh ảo cũng ở C. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 15cm. B. 10cm. C. -15cm. D. -10cm.
Câu 4: Thả nổi trên mặt chất lỏng một nút chai hình tròn có đường kính 20cm, tại tâm O mang một đinh ghim cắm thẳng đứng.Đầu A của đinh ghim chìm trong chất lỏng. , mắt đặt ngay trên mặt thoáng sẽ thấy được A khi OA ≥ 8,8cm. Chiết suất của chất lỏng là:
A. B. 1,5. C. 1,33. D. 2.
Câu 5: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. Ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
B. Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
C. Ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. Cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 6: Mắt nhìn được xa nhất khi
A. Đường kính con ngươi lớn nhất.
B. Thủy tinh thể không điều tiết.
C. Thủy tinh thể điều tiết cực đại.
D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.
Câu 7: Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, chiết suất n=1,5. Một tia sáng đơn sắc được chiếu đến mặt bên AB, tới I với góc tới il thay đổi được. Khoảng biến thiên của il để có tia ló ra khỏi mặt AC ( xét các tia tới đến điểm I) là:
A. 280 < il ≤ 900. B. 18012’< il ≤ 600.
C. 420 < il ≤ 900 D. 180 < il ≤ 420
Câu 8: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường
A. Thẳng.
B. Thẳng song song và cách đều nhau, cùng chiều
C. Thẳng song song.
D. Song song.
Câu 9: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. Không đổi. B. Tăng 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 2 lần.
Câu 10: Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. Sinh ra dòng điện trong mạch kín.
B. Được sinh bởi nguồn điện hóa học.
C. Được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
D. Sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Câu 11: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. Ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. Ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. Ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. Ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 12: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A. Pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
B. Pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C. Tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D. Tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
Câu 13: Công thức tính công của một lực là:
A. A = mgh. B. A = F.s.cos . C. A = mv D. A = mv2.
Câu 14: Một ống dây có dòng điện 10 A chạy qua thì cảm ứng từ trong lòng ống là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống là 20 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là
A. 0,8 T. B. 1,2 T. C. 0,1 T. D. 0,4 T.
Câu 15: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là
A. 1800 N. B. 18 N. C. 1,8 N. D. 0 N.
Câu 16: Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía
A. Đáy của lăng kính.
B. Dưới của lăng kính.
C. Cạnh của lăng kính.
D. Trên của lăng kính.
Câu 17: Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là
A. 0,2 mH. B. 0,2π mH. C. 2 mH. D. 0,2π H.
Câu 18: Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển động theo phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lo – ren – xơ có chiều
A. Từ dưới lên trên.
B. Từ trái sang phải.
C. Từ trong ra ngoài.
D. Từ trên xuống dưới.
Câu 19: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 360 N.s. B. p = 360 kgm/s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h.
Câu 20: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. Sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
B. Sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
C. Hoàn toàn ngẫu nhiên.
D. Sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1(2,5 điểm): Một dòng điện I = 4A chạy qua một dây dẫn đặt trong chân không. a. Tìm độ lớn cảm ứng từ B tại điểm M cách dây một khoảng 4cm. b. Biết cảm ứng từ tại N là B= 4.10-6T. Tính khoảng cách từ N tới dây. c. Dây dẫn thẳng trên trong đó có một đoạn nhỏ ở khoảng giữa được uốn thành vòng tròn O tâm bán kính R như hình vẽ. Xác định biểu thức tính cảm ứng từ tại tâm O. |
Bài 2 (2,5 điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 10cm đặt trong không khí, vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với truc chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng bằng d1 (điểm A nằm trên trục chính của thấu kính).
1. Tính độ tụ của thấu kính f
2. Cho d = 20cm, hãy xác định vị trí ảnh A1B1của vật AB tạo bởi thấu kính f, số phóng đại ảnh và chiều cao của ảnh. Tính khoảng cách AA1
3. Bây giờ người ta thay thấu kính fbằng thấu kính có tiêu cự f, rồi đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (f) và cách thấu kính một khoảng d, khi đó có ảnh thật nằm cách vật một khoảng nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính một khoảng 30cm thì ảnh tạo bởi thấu kính vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và lớn lên gấp 4 lần. Hãy xác định f và d.
Đáp án của đề thi
I. Trắc nghiệm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | B | C | C | B | A | B | C | D | A | D | B | D | B | A | B | A | C | B |
II. Tự luận:
Bài 1:
a) ……………………………………………………………. 0.5 điểm
…………………………………0.5 điểm
b) ……………………………… 0.5 điểm
…………………………………0.5 điểm
c) Cảm ứng từ đo dây dẫn thẳng gây ra: Bt =
Cảm ứng từ do dây tròn gây ra: Btr =
( Viết đúng 2 công thức trên)…………………………………………………………….. 0.25 điểm
Cảm ứng từ tại O:
Vì và cùng chiều nên …………………….. 0.25 điểm
Bài 2:
a) (dp)…………………………………………………………0,5 điểm
b) Vị trí ảnh: =20(cm)……………………………………………0,5 điểm
…………………………………………………………………………0,5 điểm
Chiều cao ảnh (cm)…………………………………………….0,25 điểm
c) (cm) …………………………………………………. …0,25 điểm
d) Ảnh thật nên thấu kính f là thấu kính hội tụ
có : ;
sau khi dịch chuyển khoảng cách từ vật và ảnh đến thấu kính lần lượt là (d – 30) cm và
(d” + 30) nên ta có:
(d” + 30) =
Mặt khác theo đề bài: k = 4k (5)
Lập được hệ các phương trình……………..…………………………………………0,25 điểm
Giải hệ (1), (2), (3), (4), (5) tìm được f = 20cm ; d = 60cm………………………..0,25 điểm
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11
ĐỀ KIỂM TRA HOC KỲ II Môn: Sinh học – Lớp 11 Năm học 2019 – 2020 (Thời gian làm bài 45 phút) |
Câu 1. Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
A. qua khí khổng, mô giậu
B. qua khí khổng, cutin
C. qua cutin, biểu bì.
D. qua cutin, mô giậu
Câu 2. Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có màu vàng?
A. Nitơ. B. Magiê. C. Clo. D. Sắt.
Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. qua mạch gỗ.
Câu 4: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 5. Thoát hơi nước có những vai trò nào sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (3) và (4).
B. (1), (2) và (3).
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (2) và (4).
Câu 6. Các nguyên tố vi lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
Câu 7. Trong quá trình quang hợp của thực vật, pha sáng cung cấp cho pha tối các sản phẩm:
A. ATP và NADPH.
B. CO2 và H2O.
C. O2 và H2O.
D. O2, ATP, NADPH và ánh sáng.
Câu 8. Những cây thuộc nhóm thực vật C3
A. lúa, khoai, sắn, đậu xanh.
B. rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.
Câu 9. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2?
A. tiến trình gồm 2 giai đoạn.
B. đều diễn ra vào ban ngày.
C. sản phẩm quang hợp đầu tiên.
D. chất nhận CO2.
Câu 10. Khi nói về quang hợp ở thực vật C4 có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật C4 phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như ngô, mía, cỏ gấu, rau dền, cỏ lồng vực,…
(2) Quá trình cố định CO2 xảy ra 2 lần.
(3) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối là Photphoenolpiruvat.
(4) Sản phẩm chất hữu cơ đầu tiên trong pha tối là hợp chất 4C (Axit ôxalôaxêtic).
(5) Có 2 loại lục lạp là lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch thực hiện.
(6) Xảy ra giai đoạn C4 kết hợp với chu trình Canvin.
Phương án trả lời:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 11. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào?
A. lục lạp, lizôxôm, ty thể
B. lục lạp, perôxixôm, ty thể
C. lục lạp, bộ máy gôngi, ty thể
D. lục lạp, ribôxôm, ty thể
Câu 12. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện
A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều
C. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt
D. cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều
Câu 13. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài?
A. nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng
B. cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước
C. cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2
D. cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2.
Câu 14. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá người ta tiến hành làm các thao tác như sau:
(1) Dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 tấm kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín
(2) Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển màu từ xanh da trời sang hồng
(3) Dùng 2 miếng giấy lọc có tẩm coban clorua đã sấy khô (màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá
(4) So sánh diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới của lá trong cùng thời gian.
Các thao tác tiến hành theo trình tự đúng là
A. (1) → (2) → (3) → (4)
B. (2) → (3) → (1) → (4)
C. (3) → (2) → (1) → (4)
D. (3) → (1) → (2) → (4)
Câu 15. Chất tách ra khỏi chu trình Canvin khởi đầu cho tổng hợp glucozo là
A. APG (axit phôtphoglixêric)
B. RiDP (ribulôzơ-1,5-điphôtphat)
C. AlPG (anđêhit photphoglixêric)
D. AM (axit malic)
Câu 16: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A. rượu êtylic + CO2 + năng lượng
B. axit lactic + CO2 + năng lượng
C. rượu êtylic + năng lượng
D. rượu êtylic + CO2
Câu 17. Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ quan tiêu hóa dạng ống?
A. enzim tiêu hóa được bài tiết từ lizôxôm
B. hoạt động tiêu hóa thức ăn chỉ xảy ra theo phương thức tiêu hóa ngoại bào
C. ống tiêu hóa thông với môi trường qua một lỗ vừa nhận thức ăn, vừa thải bã
D. các tế bào bài tiết dịch tiêu hóa luôn nằm ngay trên thành của ống tiêu hóa
Câu 18. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa cùa người
A. miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
B. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn
C. miệng → ruột non → dạ dày → hầu → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 19. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có bốn ngăn?
A. ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
B. ngựa, thỏ, chuột
C. ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
D. trâu, bò, cừu, dê
Câu 20. Vì sao ruột non của người được xem là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học mạnh nhất so với các bộ phận khác của ống tiêu hóa?
A. ruột non nhận nhiều dịch tiêu hóa của gan, tụy và tuyến ruột.
B. ruột non xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa.
D. ruột non chứa nhiều enzim có tác dụng phân giải hầu hết các loại thức ăn.
Câu 21. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được là nhờ:
A. Sự vận động của cánh.
B. sự nhu động của hệ tiêu hóa.
C. sự di chuyển của chân.
D. sự co dãn của phần bụng.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm khí ở phổi của chim?
(1) giàu oxi cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
(2) các túi khí phía trước phổi chứa khí nghèo oxi và giàu CO2.
(3) các túi khí phía sau phổi chứa khí nghèo CO2 và giàu oxi.
(4) giàu CO2 cả khi cơ thể hít vào và thở ra.
Các phát biểu không đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Hệ tuần hoàn hở có ở động vật:
A. đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B. các loài cá sụn và cá xương.
C. động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
D. động vật đơn bào.
Câu 24. Ở người trưởng thành, chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A. huyết áp cực đại < 80mmHg.
B. huyết áp cực đại < 60mmHg.
C. huyết áp cực đại < 70mmHg.
D. huyết áp cực đại < 90mmHg.
Câu 25. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 26. Cân bằng nội môi là duy trì trạng thái ổn định của môi trường…..
A. trong tế bào.
B. trong mô.
C. trong cơ quan.
D. trong cơ thể.
Câu 27. Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s) → pha tâm thất (0,3s).
B. pha co tâm nhĩ (0,1s)→ pha co tâm thất (0,3s) → pha giãn chung (0,4s).
C. pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s).
D. pha giãn chung (0,4s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s).
Câu 28. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp tăng
B. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp tăng
C. áp suất thẩm thấu giảm, huyết áp giảm
D. áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm
Câu 29. Nhóm động vật có tim 4 ngăn, máu không bị pha trộn?
A. Bò sát.
B. Chim, thú.
C. Cá.
D. Lưỡng cư.
Câu 30. Ở động vật có xương sống, sự trao đổi khí còn được hỗ trợ của các động tác và hoạt động cơ thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cá có cơ quan tạo dòng nước luôn di chuyển qua mang giúp sự trao đổi khí thực hiện dễ dàng.
(2) Ở ếch, sự vận chuyển của không khí nhờ cử động nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
(3) Ở chim, hoạt động nhịp nhàng của đôi cánh khi bay làm thay đổi thể tích các túi khí giúp trao đổi khí thuận lợi.
(4) Ở thú, có sự tham gia của cơ hoành nằm giữa khoang ngực và khoang bụng.
Các phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đề thi
1-B | 2-B | 3-D | 4-A | 5-B | 6-D | 7-A | 8-A | 9-B | 10-D |
11-B | 12-A | 13-D | 14-D | 15-C | 16-A | 17-B | 18-B | 19-D | 20-D |
21-D | 22-A | 23-A | 24-C | 25-B | 26-D | 27-B | 28-A | 29-B | 30-D |
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 11
Trường:……………………………….. Năm học: 2019 – 2020 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 11 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 45 phút; |
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Khoanh tròn đáp án đúng nhất.
Câu 1. Địa hình miền Tây Trung Quốc:
A. gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ
D. là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 2. Phần lớn dân cư Nhật Bản tập trung ở:
A. đảo Hô – cai – đô B. trung tâm các đảo
C. đồng bằng Can – tô D. các thành phố ven biển
Câu 3. Số thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc là:
A. 3 thành phố B. 4 thành phố
C. 5 thành phố D. 6 thành phố
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma – lay – xi – a B. Xin – ga – po
C. Thái Lan D. In – đô – nê – xi – a
Câu 5. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
B. Hôn – su, Hô – cai – đô, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.
C. Kiu – xiu, Hôn – su, Hô – cai -đô và Xi -cô -cư.
D. Hôn – su, Hô – cai -đô, Xi -cô -cư và Kiu – xiu.
Câu 6. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là
A. Hôn – su B. Hô – cai – đô
C. Xi – cô – cư D. Kiu – xiu
Câu 7. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do
A. có nhiều bão, sóng thần B. có diện tích rộng lớn
C. nằm ở vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao D. có các dòng biển nóng lạnh gặp nhau.
Câu 8. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 10 quốc gia B. 11 quốc gia
C. 12 quốc gia D. 13 quốc gia
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của người lao động Nhật Bản là:
A. không có tinh thần đoàn kết
B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
C. trình độ công nghệ tin học đứng hàng đầu thế giới
D. năng động nhưng không cần cù
Câu 10. Khí hậu chủ yếu của Nhật Bản
A. Hàn đới và ôn đới lục địa B. Hàn đới và ôn đới hải dương
C. Ôn đới và cận nhiệt đới D. Ôn đới hải dương và nhiệt đới
Câu 11. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là
A. quy mô không lớn B. tập trung chủ yếu miền núi
C. tốc độ gia tăng dân số cao D. dân số già
Câu 12. Địa hình đồi núi chiếm hơn bao nhiêu phần trăm diện tích lãnh thổ Nhật Bản?
A. 60% B. 70%
C. 80% D. 90%
Câu 13. Đồng bằng nào chịu nhiều lụt lột nhất ở miền đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc B. Hoa Bắc
C. Hoa Trung D. Hoa Nam
Câu 14. Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các khu vực nào của Châu Á?
A. Tây Nam Á và Bắc Á B. Nam Á và Đông Á
C. Đông Á và Tây Nam Á D. Bắc Á và Nam Á
Câu 15. Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. bờ biển dài, nhiều vùng vịnh
B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam
C. nghèo khoáng sản
D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau
Câu 16. Quốc gia non trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á là
A. Bru – nây B. In – đô – nê – xi – a
C. Đông Ti – mo D. Phi – lip – pin
Câu 17. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?
A. dân tộc Hán B. dân tộc Choang
C. dân tộc Tạng D. dân tộc Mãn
Câu 18. Nước có sản lượng lúa gạo đứng đầu khu vực Đông Nam Á là
A. Thái Lan B. Việt Nam
C. In – đô – nê – xi – a D. Ma – lay – xi – a
Câu 19. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực Asean là
A. lúa gạo B. xăng dầu
C. than D. hàng điện tử
Câu 20. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là
A. Hồng Kông và Thượng Hải B. Hồng Kông và Ma Cao
C. Hồng Kông và Thẩm Quyến D. Ma Cao và Thẩm Quyến
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của Miền Đông Trung Quốc? (2 điểm)
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: %)
Năm | 1990 | 1997 | 1999 | 2003 | 2005 |
Tăng GDP | 5,1 | 1,9 | 0,8 | 2,7 | 2,5 |
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990- 2005. (2 điểm)
b. Nhận xét tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn trên. (1 điểm)
Đáp án của đề thi
I. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | D | B | C | A | B | D | B | B | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | C | D | B | C | C | A | C | A | B |
II. Phần tự luận
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Đặc điểm tự nhiên của Miền Đông Trung Quốc – Địa hình: thấp, có nhiều đồng bằng, bồn địa rộng, đất đai màu mỡ. + Các đồng bằng: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam,… – Khí hậu: gió mùa cận nhiệt, ôn đới thay đổi từ Nam lên Bắc cơ cấu nền nông nghiệp đa dạng – Sông ngòi: nhiều sông, là trung và hạ lưu của các sông lớn có giá trị về nhiều mặt, nhưng hay gây lũ lụt + Các sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà,… – Khoáng sản: phong phú với đa dạng, có nhiều chủng loại như: mangan, dầu mỏ, than, sắt, kẽm
|
0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005. Yêu cầu: chính xác, thẩm mĩ, đầy đủ thông tin, biểu đồ khác không cho điểm b. Nhận xét – Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990-2005 có xu hướng giảm (dc) – Tốc độ tăng GDP không đều: + Giai đoạn 1990-1999, 2003-2005 giảm (dc) + Giai đoạn 1999-2003 tăng (dc) |
1,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 0,5 điểm |
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Trường:……………………………….. Năm học: 2019 – 2020 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 11 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 câu, 6 điểm)
Câu 1: Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là:
A. Tôn Thất Thiệp B. Tôn Thất Thuyết
C. Trương Quang Ngọc D. Phan Thanh Giản
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương ?
A. Ba Đình B. Hương Khê C. Bãi Sậy D. Yên Thế
Câu 3: Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa dưới đây theo đúng trình tự thời gian bùng nổ
1. Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. 2. Khởi nghĩa của Trương Công Định.
3. Khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật. 4. Khởi nghĩa của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
A. 2 – 3 – 1 – 4. B. 1 – 4 – 2 – 3.
C. 3 – 2 – 4 – 1. D. 4 – 3 – 2 – 1.
Câu 4: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản:
A. Địa chủ phong kiến và nô lệ B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân D. Công nhân và nông dân
Câu 5: Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa vì:
A. Muốn hạn chế cạnh tranh với chính quốc B. Số lượng công nhân đông
C. Phải đầu tư nhiều vốn D. Đòi hỏi kĩ thuật cao
Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:
A. Công nghiệp phục vụ đời sống B. Luyện kim
C. Xây dựng D. Khai mỏ
Câu 7: Chính sách khai thác của Pháp tập trung vào:
A. Phát triển kinh tế nông- công thương nghiệp
B. Nông nghiệp – công nghiệp – quân sự
C. Cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, giao thông, thu thuế
D. Ngoại thương, quân sự, giao thông thủy bộ
Câu 8: Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là:
A. Trương Quyền B. Trương Định
C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 9: Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp
A. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
B. ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.
C. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.
D. ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.
Câu 10: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của:
A. Trương Định. B. Nguyễn Hữu Huân.
C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 11: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:
A. Muốn giúp vua cứu nước.
B. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
C. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
D. Căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 12: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:
A. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng
B. Nhân dân cả nước kiên cường chống giăc đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng.
C. Quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng
D. Quân ít,thiếu viên binh,thời tiết không thuận lợi.
Câu 13: Vào giữa thế kỷ XIX,tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào:
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc.
D. Một lực lượng sản xuất mới –tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Câu 14: Sự kiến nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam:
A. Chiều 31-8-1858,Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B. Sáng 1-9-1858 ,liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
C. Ngày 17-2-1859,Pháp chiếm thành Gia Định.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết
Câu 15: Năm 1858 Pháp dùng chiến thuật nào để đánh Đà nẵng:
A. Đánh lấn dần B. “Chinh phục từng gói nhỏ”
C. Đánh nhanh thắng nhanh D. Đánh lâu dài
Câu 16: Người đầu tiên tự chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp là:
A. Cao Thắng B. Phan Đình Phùng C. Đề Thám D. Trương Định
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã để lại kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng ?
A. Hương Khê B. Bãi Sậy C. Ba Đình D. Yên Thế
Câu 18: Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là:
A. Chưa có sự tham của nhân dân.
B. Các cuộc KN chưa có sự liên kết thống nhất
C. Chưa có đường lối rõ ràng
D. Chưa có sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước
Câu 19: Chủ trương giải phóng dân tộc của nhà yêu nước Phan Bội Châu theo khuynh hướng
A. Cải cách B. Bạo động cách mạng
C. Bất bạo động, bất hợp tác D. Đấu tranh nghị trường
Câu 20: Để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đã:
A. Lập chính phủ bù nhìn B. Xây dựng trường học Tây
C. Xây dựng quân đội, nhà tù… D. Mở mang hệ thống giao thông
Câu 21: Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:
A. có người lãnh đạo tài giỏi, nhưng đều thất bại.
B. có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
C. là phong trào đấu tranh tự vệ của nông dân.
D. là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 22: Triều đình Huế đã làm gì khi quân và dân ta giành chiến thắng Cầu Giấy năm1873 ?
A. Đàn áp phong trào quần chúng.
B. Đứng về phía nhân dân cùng chống Pháp.
C. Kí với Pháp Hiệp ước 1874.
D. Tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp.
Câu 23: Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào kéo dài lâu nhất là:
A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 24: Thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần nhất với lý do:
A. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy
B. Vì nhu cầu về thị trường ,nguyên liệu,nhân công,…
C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.
D. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)
Câu 1: Phong trào Cần vương (1885 – 1896): (2đ).
a. Giải thích ngắn gọn các thuật ngữ lịch sử sau: Cần vương, văn thân, sĩ phu
b. Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần vương và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.
Câu 2: Trình bày những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Qua đó nêu những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.Vì sao xuất hiện những mâu thuẫn đó? (2đ).
Đáp án đề thi
I. Trắc nghiệm:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | B | D | A | C | A | D | C | B | A | D | D | C | B | B | C | A | B | A | B | D | C | C | D | A |
II. Tự luận
Câu 1:
* Giải thích các thuật ngữ
+ Cần vương: mang nghĩa “giúp vua”, vua Cần hết lòng giúp đở của các văn thân, sĩ phu yêu nước giúp vua cứu nước…. Đây là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam. Phong trào Cần vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo hiệu triệu
của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Về thực chất đó
phong trào chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước
+ Văn thân: Người trí thức đã đỗ đạt, có danh vọng, địa vị nhất định trong xã
hội phong kiến Việt Nam (phong trào văn thân chống Pháp cuối thế kỉ XIX)
+ Sĩ phu: Trí thức Nho học thời phong kiến (có người thi đỗ ra làm quan, có người không đỗ đạt)
* Diễn biến (trình bày theo SKG chương trình chuẩn lớp 11 từ trang 126-128)
+ Giai đoạn 1 (1885-1888)…
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1896)…
– Đặc điểm của từng giai đoạn: Giai đoạn 1 phong trào chủ yếu phát triển theo
bề rộng và có sự lãnh đạo cuả vua Hàm Nghi……
Giai đoạn 2 phong trào chủ yếu phát triển theo chiều sâu rút lên điạ bàn rừng núi dựa vào địa hình, điạ vật để chống giặc và không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi điều đó càng chứng tỏ thực chất phong trào Cần vương là phong trào kháng Pháp của nhân dân ta…
Câu 2:
* Giai cấp cũ:
– Địa chủ phong kiến: một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ ra, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước.
– Nông dân: có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề,căm thù đế quốc và phong kiến
* Giai cấp, tầng lớp xã hội mới
– Công nhân: ngày càng đông đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…, bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống
– Tầng lớp tư sản: xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn… bị chính quyền thực dân kìm hãm, bị tư bản Pháp chèn ép.
– Tầng lớp tiểu tư sản thành thị gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, các cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do…
– Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi nhiểu màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX.
– Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới cùng với mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX.
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 11
Trường:……………………………….. Năm học: 2019 – 2020 |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 11 Môn: GDCD Thời gian làm bài: 45 phút; |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3 điểm
Câu 1: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. pháp luật B. chính sách C. dư luận xã hội D. niềm tin
Câu 2: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Rủ thêm một số người tham gia
B. Báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết
C. Lờ đi coi như không biết
D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó
Câu 3: Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Hợp pháp D. Thống nhất
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường
B. Chị B tham gia phê bình văn học
C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật
D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan
Câu 5: Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước
A. tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình
B. cũng cấp các phương tiện tránh thai
C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
D. cung cấp các dịch vụ dân số
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây của huyện B là để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương ?
A. Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
B. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
C. Thu gom và phân loại rác
D. Đầu tư nghiên cứu máy thu hoạch rau màu
Câu 7: Chị H mở nhà hàng đặc sản kinh doanh thú rừng. Việc làm của chị H là hành vi
A. hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh
B. kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng
C. phá hoại tài nguyên, môi trường
D. vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
Câu 8: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
C. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại
Câu 9: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia đình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?
A. Chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự
B. Nên cho con đi học để không phải tham gia nghĩa vụ quân sự
C. Gặp ban chỉ huy quân sự huyện giúp đỡ
D. Không đăng kí nghĩa vụ quân sự
Câu 10: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm
A.1998 B. 1996 C. 1997 D. 1995
Câu 11: Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là
A. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
B. Nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới
C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. Nêu cao tinh thần, tự chủ trong quan hệ quốc tế
Câu 12: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách?
A. Dân số B. Văn hóa
C. Quốc phòng và an ninh D. Đối ngoại
II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
Vì sao Đảng ta xác định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển bền vững?
Câu 2: 2 điểm
Nêu phương hướng để thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?
Câu 3: 3 điểm
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ nước ta, vì vậy dẫn đến tình trạng công nhân của nhiều khu công nghiệp đã xuống đường biểu tình, yêu cầu Nhà nước ta phải có những hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của những công nhân trên?
b. Em hãy nêu ngắn gọn phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta?
Đáp án đề thi
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | A | B | C | A | D | B | A | D | A | C |
II. Tự luận
Câu hỏi |
Đáp án |
Thang điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu vì: – Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại. – Là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. – Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.
|
0, 5 đ
0,75 đ
0, 75 đ |
Câu 2 (2 điểm) |
Phương hướng để thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh: – Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. – Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. – Kết hợp quốc phòng với an ninh – Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh
|
0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 3 (3 điểm) |
– Hành động của những công nhân tham gia biểu tình đòi chính phủ ta phải có hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự là sai vì nếu chúng ta hành động như thế sẽ rất không có lợi cho đất nước ta: quan hệ hai nước sẽ căng thẳng, chiến tranh có thể xảy ra, đất nước bị tàn phá… |
0,5 đ |
Phương hướng của Đảng trong phát triển chính sách đối ngoại: – Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác – Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. – Phát triển công tác đối ngoại nhân dân – Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. – Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
|
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ 0,5 đ
0,5 đ |
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn đáp án đúng và điền vào bảng tương ứng dưới đây.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án |
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
B. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
Câu 2: Để biết con trỏ tệp đã ở cuối dòng của tệp f hay chưa, ta sử dụng hàm:
A. eof(f) B. eoln(f) C. eof(f, ‘trai.txt’) D. foe(f)
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.
B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
C. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tuỳ thuộc vào từng hàm và thủ tục.
Câu 4: Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?
A. Var f: String; B. Var f: byte; C. Var f = record D. Var f: Text;
Câu 5: Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
A. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
B. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
C. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
Câu 6: Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
A. Read(<biến tệp>); B. Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
C. Read(<danh sách biến>, <biến tệp>); D. Read(<danh sách biến>);
Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:
Var g:text;
I:integer;
Begin
Assign(g, ‘C:DLA.txt’);
Rewrite(g);
For i:=1 to 10 do
If i mod 2 <> 0 then write(g, i);
Close(g);
Readln
End.
Sau khi thực hiện chương trình trên, nội dung của tệp ‘DLA.txt’ gồm những phần tử nào?
A. 2; 4; 6; 8;10 B. 1; 3; 5; 9 C. 1; 3; 5;7; 9 D. 4; 6; 8;10
Câu 8: Tệp f có dữ liệu để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
A. Read(f, x, y, z); B. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
C. Read(x, y, z); D. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
Câu 9: Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là ta sử dụng thủ tục ghi:
A. Write(f, a,b,c); B. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
C. Write(f, a, ‘ ’, bc); D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
C. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
D. Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.
HẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm):
Câu 1: Cho chương trình sau
Program Baitap;
Var x, y, z , t: word;
Function BCNN(a, b:word):word;
Var du, c, d:word;
Begin
c:=a; d:=b;
While b<>0 do
Begin
du:=a mod b;
a:=b;
b:=du;
End;
BCNN:=(c*d) div a;
End;
Begin
Write(‘nhap 4 so x, y, z, t: ‘); readln(x, y, z, t);
Write(‘BCNN cua 4 so la: ’, BCNN(BCNN(x, y),BCNN(z, t)));
Readln;
End.
Câu hỏi: Quan sát và:
a) Nêu các tham số thực sự, tham số hình thức?
b) Nêu tên các biến cục bộ, biến toàn cục?
Câu 2: Cho mảng A gồm N phần tử thuộc kiểu nguyên (N≤50)? Viết chương trình con thực hiện các yêu cầu sau:
a) Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím.
b) Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | B | D | D | D | B | C | A | A | B |
Điểm | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm):
Câu 1: (2 điểm)
a) Tham số thực sự: x, y, z, t
Tham số hình thức: a, b
b) Biến cục bộ: du, c, d
Biến toàn cục: x, y, z, t
Câu 2: (3 điểm)
a) Viết thủ tục nhập giá trị cho mảng A từ bàn phím
procedure nhap(var A:kmang; var n:integer);
begin
write(‘Nhap so phan tu cua mang N=’);
readln(n);
for i:=1 to n do
begin
write(‘Nhap phan tu thu A[‘,i,’]=’);
readln(A[i]);
end;
end;
b) Viết thủ tục in ra màn hình các phần tử âm trong mảng A.
procedure hienam(A:kmang;n:byte);
begin
for i := 1 to n do
if A[i] < 0 then write(A[i],’ ’);
end;
…………………
Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!