Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10, Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 giúp các em củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài tập để chuẩn
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 giúp các em củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài tập để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10
Câu 1: Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
- Môi trường dùng chất tự nhiên: gồm các chất tự nhiên: dịch trái cây, nước thịt, hệ tiêu hóa (ruột) của con người,…
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng: NaCl-5.0, CaCl2-0.1,….
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học: Glucozo 15g/l, KH2PO4 1,0g/l, bột gạo 10g
Câu 2: Các kiểu dinh dưỡng ở VSV:
Kiểu dinh dưỡng |
Nguồn năng lượng |
Nguồn cacbon chủ yếu |
Ví dụ |
Quang tự dưỡng |
Ánh sáng |
CO2 |
Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục
|
Hóa tự dưỡng |
Chất vô cơ |
CO2 |
Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh
|
Quang dị dưỡng |
Ánh sáng |
Chất hữu cơ |
Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía và màu lục
|
Hóa dị dị dưỡng |
Chất hữu cơ |
Chất hữu cơ |
Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp. |
Câu 3: Diễn biến kì trung gian
- Pha G1: Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng
- Pha S: Nhân đôi AND, làm cơ sở cho nhân đôi NST thành NST kép, trung thể nhân đôi
- Pha G2: Tổng hợp protein cấu tạo nên thoi phân bào và những gì còn lại của quá trình phân bào.
Câu 4: Diễn biến của quá trình nguyên phân:
a) Phân chia nhân:
- Kì đầu (2n kép): Các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa (2n kép): Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phần bào được đính vào giữa của NST tại tâm động.
- Kì sau (4n đơn): các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 phía cực của tế bào.
- Kì cuối (2n đơn): NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện.
b) Phân chia tế bào chất: bắt đầu ở KS chủ yếu ở KC
- Cách phân chia:
- Tb động vật: thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo.
- Tb thực vật: tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo.
→ Do tế bào thực vật có thành xenlulozo
Câu 5: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
a) Ý nghĩa sinh học:
- Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: Nguyên phân là cơ chế sinh sản
- Đối với sinh vật nhân thực đa bào:
- Tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- Đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoăc cơ quan bị tổn thương.
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính
- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, NP là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ.
b) Ứng dụng thực tiễn:
Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
Download file PDF hoặc Word về tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10