Tổng hợp kiến thức những tác phẩm văn học sẽ có trong đề thi THPT quốc gia 2018, Tổng hợp kiến thức những tác phẩm văn học sẽ có trong đề thi THPT quốc gia 2018
Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2018 môn Văn
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đang bước vào giai đoạn nước rút. Thời điểm này là lúc các thi sinh bắt đầu luyện đề, tham gia các kỳ thi thử để đánh giá năng lực bản thân, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới gần.
Môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi THPT quốc gia. Để giúp các bạn thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản của môn Văn, Tài Liệu Học Thi xin gửi đến các bạn bộ tài liệu tổng hợp kiến thức những tác phẩm văn học sẽ có trong đề thi THPT quốc gia 2018. Mời các bạn tải về để tham khảo chi tiết từng tác phẩm nhé!
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn có đáp án
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
Tác phẩm: Rừng xà nu
Giới thiệu:
Nếu như Hoàng Cầm nhớ tha thiết đất Kinh Bắc với lúa nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong. Nếu như Nguyễn Đình Thi mơ màng về Hà Nội với “gió thổi mùa thu hương cốm mới” thì làng Xô Man lại kiêu hãnh và gan góc với “ngọn đồi xà nu canh con nước lớn” trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành.
Tác giả:
– Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chín năm trước khi Rừng xà nu ra đời, Nguyễn Trung Thành đã viết “Đất nước đứng lên”. Viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tác phẩm của ông đã đề cập tới những vấn đề có tính trọng đại đối với cả dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân. Cảm hứng chủ đạo trong các trang viết của Nguyên Ngọc là cảm hứng về quê hương, đất nước và những con người Việt Nam anh hùng.
Tác phẩm:
– Tác phẩm ra đời năm 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng ở miền Trung Trung Bộ. Đây là thời điểm diễn ra “cuộc đổ quân đầu tiên của đế quốc Mỹ, ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Cục bộ ở miền Nam”. Rừng xa nu được viết trong “những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ” (Nguyên Ngọc)
Vấn đề đặt ra trong truyện ngắn là vấn đề trung tâm của toàn dân tộc lúc đó: con đường duy nhất đúng đó là cầm vũ khí đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Trong một thế tương quan lực lượng chênh lệch vũ khí kĩ thuật, đâu là sức mạnh mang lại thắng lợi cho chúng ta? Truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành góp phần tìm ra câu trả lời: chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo. Ý chí quyết đấu là nguồn gốc của sức mạnh. Vì vậy truyện được coi là “Hịch tướng sĩ của thời đại chống Mĩ”.
Khái quát về Rừng xà nu
Trên dòng sông văn học mỗi dáng núi, hàng cây đều biểu trưng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng đất cho niềm tự hào khôn nguôi. Chúng ta không thể quên rừng bạch dương chạy tít tắp trong nền văn học Nga đồ sộ. Chúng ta không thể quên những cây anh đào thấp thoáng trong mỗi tâm hồn con người Nhật Bản. Và Việt Nam chúng ta tự hào với những cây tre hiên ngang kiên cường vững bền cùng năm tháng. Xà nu là loài cây họ thông mọc nhiều ở vùng đất đỏ bazan đầy nắng gió Tây Nguyên. Văn học trung đại đã viết không ít về cây thông nhưng đều tập trung khai thác ý nghĩa biểu trưng của cây thông cho những phẩm chất của người quân tử. Bởi lẽ cây thông vẫn xanh tươi ngay cả mùa đông lạnh giá trong khi tất cả các loài cây khác đều rụng lá. Đây là thứ cây tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất, không chịu đổi dời bản tính theo ngoại cảnh. Truyện ngắn Rừng xà nu cũng khai thác nghĩa biểu trưng của cây thông nhưng không phải là của một cây thông riêng rẽ mà là của một rừng thông, một “tập thể” thông. Tác phẩm hướng tới diễn tả sức sống mạnh mẽ, bất diệt của những con người Tây Nguyên bình dị, không một thế lực bạo tàn nào có thể tiêu diệt được.
Nguyễn Trung Thành kể về hồi tháng 5 năm 1962 hành quân từ miền Bắc vào đến khu rừng bát ngát ở phía Tây Thừa Thiên thì gặp cây xà nu. “Tôi say nê cây xà nu từ ngày đó. Ấy là một thứ cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất ngả lưng êm ru”. Vì thế, khi dự định viết về miền núi đánh giặc, Nguyễn Trung Thành đã gặp cây xà nu trong những dòng đầu tiên: “Rừng xà nu chợt đến và lập tức tôi biết tôi đã tạo được không khí, đã có không gian ba chiều. Và cũng đã lập tức nhập được vào không khí và không gian ấy”.
- Gián tiếp
Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân
+ Cây xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xô Man như tự ngàn đời qua: lửa xà nu cháy giần giật trong mỗi bếp, trong đống lửa ở nhà ưng tập hợp dân làng; khói xà nu xông bảng nứa để Mai và T nú học chữ; khi T nú trở về đơn vị; cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn…
+ Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man: ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho cụ Mết và dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giấu kĩ chuẩn bị cho cuộc nổi dậy; giặc đốt hai bàn tay T nú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và cũng chính từ cảnh tượng đâu thương ấy, dân làng Xô Man đã nổi dậy để rồi đống lửa xà nu lớn giữa nhà soi rõ xác mười tên lính giặc ngổn ngang.
+ Cây xà nu gắn với đời sống của người dân làng Xô Man đến mức nó đã thấm sâu vào nếp nghĩ và cảm xúc của họ: ấy là khi T nú cảm nhận về cụ Mết – ngực cụ “căng như một cây xà nu lớn”. Và trong câu chuyện kể với T nú, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào:
Không có gì mạnh bằn cây xà nu đất ta. Cây xà nu trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của mảnh đất này.
- Trực tiếp
Vẻ đẹp tả thực của cây xà nu
+ Những câu văn mở đầu của tác phẩm đã mở ra không khí căng thẳng của đau thương, mất mát: “làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc … Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xa nu cạnh con nước lớn”. Thiên nhiên trong văn chương Nguyễn Trung Thành không phải là thứ thiên nhiên lãng mạn ta vẫn gặp, đó là thứ nhiên nhiên dưới tầm đại bác. Những hình ảnh được Nguyễn Trung Thành xây dựng dựa trên mối tương quan đối lập: làng >< đồn giặc; đồi xà nu >< đạn đại bác. Đó là sự đối lập giữa bình yên và chiến tranh, giữa sự sinh sôi và sức mạnh hủy diệt, giữa sự sống và cái chết. Lời văn bình dị mà đủ sức mở ra không khí căng thẳng, lo âu nhưng vẫn đậm chất bi tráng. Đó là một thứ âm chuẩn, một thứ nhạc nền cho khúc trường ca về đại ngàn Tây Nguyên sẽ được tấu lên ở phần sau.
Đau thương
+ Những đau thương vì chiến tranh hiện hình trên từng dáng vẻ xà nu. Có nỗi đau dữ dội: “Cả rừng xà nu, hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”; có nỗi đau cắt xé, cồn cào của những cây “bị chặt đứt ngang ngửa thân mình …. nhựa ứa ra …. rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”; Có nỗi đau hóa thành cái chết của những cây non lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt làm đôi…. nằm mười hôm thì cây chết.”. Chỉ bằng 3 câu văn nhưng chúng ta có thể thấy được trước mắt cả một khu rừng xà nu đang phải đối dện với sự tàn phá, hủy diệt và chết chóc. “Một tác phẩm sẽ chết nếu nó miêu tả chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là sự thôi thúc mạnh mẽ sẽ mang tính chủ quan của tinh thần thời đại” (M. Gorki). Những vết thương của cây xà nu không chỉ là sự phản quang tội ác của giặc, không chỉ là sự mất mát hoàn toàn. Nguyễn Trung Thành đã miêu tả những cây xà nu không chỉ là loại cây thông thường mà dưới góc độ khác, góc độ như một con người, con người Tây Nguyên gan góc, dũng mãnh, đầy quả cảm. Nó cũng như con người: bị thương và chết đi, nhựa của nó chảy ra “dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”. Đây không phải là một phép so sánh giản đơn mà dường như trong tiềm thức của người nghệ sĩ, cây xa nu gần gũi thân yêu thực sự không phải là vật vô tri vô giác, ông tin đó là một sinh thể, là một con người. Cái tài của Nguyễn Trung Thành chính là ông đã tạo ra được “ảo tưởng giống như thiệt” (Fêdine) của sự vật được phản ánh. Ông đã truyền sự rung cảm từ con tim chủ quan người nghệ sĩ sang mỗi chúng ta là người tiếp nhận, khiến chúng ta không chỉ yêu mà còn tin vào sức sống cũng như vẻ đẹp rất “người” tiềm ẩn trong mỗi cây xà nu tưởng hết sức thông thuộc, bình dị.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp