Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2019 – 2020, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo tài liệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm
Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 9 có thêm nhiều tài liệu ôn thi học kì 1, Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2019 – 2020.
Tài liệu bao gồm tuyển tập đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 9 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Hóa học, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Công nghệ có đáp án chi tiết kèm theo. Với tài liệu này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp các thầy cô có kinh nghiệm ra đề thi. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem Tắt
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng
Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
A. CaO.
B. BaO.
C. Na2O.
D. SO3.
Câu 2: Oxit lưỡng tính là
A. những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Câu 3: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là
A. CO2.
B. Na2O.
C. SO2.
D. P2O5.
Câu 4: Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là
A. Na2O, SO3, CO2 .
B. K2O, P2O5, CaO.
C. BaO, SO3, P2O5.
D. CaO, BaO, Na2O.
Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
A, K2SO4.
B. Ba(OH)2 .
C. NaCl.
D. NaNO3.
Câu 6: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là
A. làm quỳ tím hoá xanh.
B. tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
C. tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước.
Câu 7: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3.
B Na2SO4 và K2SO4.
C. Na2SO4và BaCl2.
D. Na2CO3 và K3PO4.
Câu 8: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại
A. Ag, Cu.
B. Au, Pt.
C. Au, Al.
D. Ag, Al.
Câu 9: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là
A. đồng.
B. lưu huỳnh.
C. kẽm.
D. photpho.
Câu 10: Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì
A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3 đặc nguội.
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.
C. nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.
D. chỉ có sắt bị nam châm hút.
Câu 11: Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với
A. dung dịch NaOH dư.
B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch HCl dư.
D. dung dịch HNO3 loãng .
Câu 12: Nhôm phản ứng được với :
A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí oxi.
B. Khí clo, axit, oxit bazơ, khí hidro.
C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm.
D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:( 2,5đ) Hoàn thành chuçi phản ứng hóa học sau?
FeFeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → FeCl3
Câu 2: (1,5đ)
Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: HCl, H2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.
Câu 3: (3đ)
Cho 30 g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72 l khí (ở đktc)
A. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
B. Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
Cho Fe = 56, Cu = 64
Đáp án
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ)
Mỗi ý đúng 0,25 đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | D | B | B | D | B | C | A | B | C | C | A | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ)
Câu 1: Mổi phương trình đúng 0,5 đ
(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2FeCl3
Câu 2: Lấy mỗi chất một ít ra làm thí nghiệm, đánh số thưc tự.
Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím, nếu quỳ tím chuyển màu đỏ là HCl, H2SO4, màu xanh là NaOH. 0,5 đ
Nhận biết 2 axit bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là H2SO4 , còn lại là HCl. 0,5 đ
PTHH: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl 0,5 đ
Câu 3: nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 0,5 đ
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 0,5 đ
Theo PT 1 mol : 1 mol
Theo đb 0,3 mol : 0,3 mol 0,5 đ
mFe = 0,3.56 = 16,8 g 0,5 đ
%Fe = 16,8 x 100 : 30 = 56 % 0,5 đ
%Cu = 100 – 56 = 44% 0,5 đ
Ma trận đề
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Oxit |
Biết được tính chất hoá học của Oxit |
||||||
số câu số điểm Tỉ lệ % |
3 ( 1, 2, 3) 0,75 7,5 |
3 0,75 7,5 |
|||||
Axit |
Biết được tính chất hoá học của Oxit |
Phân biệt được H2SO4 |
|||||
số câu số điểm Tỉ lệ % |
1 ( 4 ) 0,25 2,5 |
1 (5) 0,25 2,5 |
2 0,5 5 |
||||
Bazơ |
Biết được tính chất hoá học của Bazơ |
||||||
số câu số điểm Tỉ lệ % |
1 ( 6) 0,25 2,5 |
1 0,25 2,5 |
|||||
Muối |
Phân biệt được 2 muối |
||||||
số câu số điểm Tỉ lệ % |
1( 7) 0,25 2,5 |
1 0,25 2,5 |
|||||
Kim loại |
Biết được ứng dụng của kim loại dựa vào tính chất vật lí |
Hiểu được dãy HĐHH, tính chất hoá học của kim loại |
Tính được thành phần % của hỗn hợp 2 kim loại |
||||
số câu số điểm Tỉ lệ % |
1 ( 8) 0,25 2,5 |
4(9,10,11,12) 1 10 |
1 ( 3) 3 30 |
6 4,25 42,5 |
|||
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất hữu cơ |
Phân biệt một số hợp chất hữu cơ |
Viết PTHH biểu diễn chuỗi phản ứng |
|||||
số câu số điểm Tỉ lệ % |
1 ( 2) 1,5 15 |
1( 1) 2,5 25 |
2 4 40 |
||||
Tổng số câu số điểm Tỉ lệ % |
6 1,5 15 |
1 1,5 15 |
6 1,5 15 |
1 2,5 25 |
1 3 30 |
15 10 100 |
………….
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Vật lý
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:
A. Có khi tăng, có khi giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng.
B. Giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
D. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
Câu 2: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật Ôm là:
B. R = U.I
Câu 3: Một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 15 và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,3A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?
A. 45V
B. 4,5V
C. 50V
D. 0,02V
Câu 4: Số vôn và số oát ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết
A. hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó khi hoạt động bình thường.
B. hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó.
C. hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động.
D. số vôn và số oát ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.
Câu 5: Công của dòng điện không tính theo công thức nào?
A. A = U.I.t
D. A = I.R.t
Câu 6: Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu?
A. 1584 kj
B. 26400 J
C. 264000 J
D. 54450 kJ
Câu 7: Theo qui tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ:
A. Chiều của đường sức từ.
C. Chiều của lực điện từ.
B. Chiều của dòng điện.
D. Chiều của cực Nam – Bắc địa lý.
Câu 8: Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều:
A. từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây.
B. từ cực Bắc đến cực Nam ở trong ống dây.
C. từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây.
D. từ cực Nam đến cực Bắc địa lý.
Phần II. Tự luận (6 điểm).
Câu 9 (2,5 điểm)
a) Phát biểu quy tắc xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
b) Hãy xác định chiều của lực điện từ, chiều của dòng điện và tên của từ cực trong các trường hợp dưới đây.
Câu 10: (1,5 điểm)
a) Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
b) Cho hai điện trở R1= 20Ω, R2= 30Ω mắc nối tiếp. Vẽ sơ đồ mạch điện. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
Câu 11: (2 điểm) Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5l nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C thì mất một thời gian 14 phút 35 giây.
a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K
b) Mỗi ngày đun sôi 5l nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng giá mỗi KW.h là 1500đ.
………….
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Sinh học
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG………….. |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN SINH HỌC LỚP 9 Thời gian: …………… |
Đề bài
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nucleotit như sau:
… A – G – X – G – A – T – G…
Thì đoạn mạch bổ sung sẽ là:
A. … G – T – G – X – T – T – G …
B. … G – A – G – X – U – A – G …
C. … T – X – G – X – T – A – X …
D. … G – A – G – X – T – A – G …
Câu 2: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra mấy tế bào con.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là:
A. Chuyển đoạn NST 21.
B. Mất đoạn NST 21.
C. Đảo đoạn NST 21.
D. Lặp đoạn NST 21.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
1. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
2. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
3. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
4. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.
A. 1,2,3
B. 1,3,4
C. 2,3,4
D. 3,4
Câu 5: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là.
A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb
B. 100% BB
C. 50% Bb : 50% bb
D. 100% Bb
Câu 6: Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao và cây bắp thân thấp thu được F1 : 50% cây thân cao : 50% cây thân thấp. Đây là phép lai gì.
A. Lai 1 cặp tính trạng.
B. Trội không hoàn toàn.
C. Lai phân tích.
D. Trội hoàn toàn.
Câu 7: Kì nào sau đây được xem là thời kì sinh trưởng của tế bào trong quá trình nguyên phân.
A. Kì đầu.
B. Kì trung gian.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.
Câu 8: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là.
A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n)
B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.
C. Là hình thức sinh sản của tế bào.
D. Trải qua kì trung gian và giảm phân.
II. Phần tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: Nêu cấu trúc không gian của phân tử ADN. (2 điểm)
Câu 2: Phân biệt thường biến với đột biến? (2 điểm)
Câu 3: Giải thích vì sao tỉ lệ Nam: Nữ trong tự nhiên là 1:1.(1 điểm)
Câu 4: (2 điểm) Ở một loài, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng do gen a quy định. Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng thu được F1 đều mắt đỏ.
a. Hãy lập sơ đồ lai nói trên.
b. Nếu tiếp tục cho cá thể F1 lai với nhau kết quả sẽ như thế nào?
Cho biết gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.
Câu 5:(1 điểm) Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh.
Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao?
…………..
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Ngữ văn
Ma trận đề kiểm tra
Mức độ NLĐG |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng | ||
I. Đọc hiểu. – Ngữ liệu: Văn bản văn học – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: một đoạn trích |
– Phương thức biểu đạt – Nhận diện được dấu hiệu , nội dung văn bản bằng kiến thức TV, đề tài, chủ đề của VB… |
– Biết phân biệt loại từ đã được học. – Nắm được kiểu câu chia theo cấu trúc ngữ pháp. – Hiểu được nội dung của đoạn trích. |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5% |
3 2.5 25% |
4 3.0 30% |
||||
II. Tạo lập văn bản |
Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân về đề đặt ra trong đoạn trích. |
Viết một bài văn phân tích |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 2.0 20% |
1 5.0 50% |
2 7.0 70% |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.5 5% |
3 2.5 25% |
1 2.0 20% |
1 5.0 50% |
6 10.0 100% |
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .
Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng – Duy Khán)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?
Đáp án
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
Đọc hiểu | 3.0 | ||
1 | Phương thức biểu đạt : Tự sự | 0.5 | |
2 | Từ láy | 0.5 | |
3 | Câu trần thuật đơn | 0.5 | |
Vì: Câu chỉ có một kết cấu C – V | 0.5 | ||
4 | Thể hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . | 1.0 | |
1 |
Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng. | 2.0 | |
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn | 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn. | 0.25 | ||
c. Nội dung cần trình bày: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. + Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích + Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể. |
0.5 1.0 |
||
2 |
* Các yêu cầu: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có đầy đủ MB,TB,KB Xác định đúng vấn đề cần phân tích. |
0.5 |
|
b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau + NỘI DUNG – Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên. – Cách xuất hiện, hoàn cảnh sống, công việc, quan niệm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc – Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu thương người khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tươi vui giản dị, ham học hỏi.. + NGHỆ THUẬT – Cách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ. |
0.5 1.5 1.0 1.0 |
||
c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con người mới, con người XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp. |
0.5 |
||
Tổng điểm | 10.0 |
……….
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn GDCD
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
Câu 1: Hòa bình là khát vọng của
A. người dân.
B. Nhà nước.
C. toàn nhân loại.
C. trẻ em.
Câu 2: Ý kiến nào sao đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết
C. Sống khép mình mới tránh được xung đột
D. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng
Câu 3: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động
A. bảo vệ đất nước.
B. bảo vệ hòa bình
C. chính trị – xã hội.
D. ngoại giao.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Bao vây, cấm vận nước khác .
B. Chạy đua vũ trang
C. Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai.
D. Tấn công nước khác.
Câu 5: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng, cùng có lợi.
B. Không can thiệp việc nội bộ.
C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột.
D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực.
Câu 6: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các dân tộc và quốc gia
A. đang phát triển.
B. trong khối ASEAN.
C. trong khu vực và trên thế giới.
D. theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 7: Để giải quyết được những vấn đề toàn cầu thì hợp tác là một trong những yêu cầu
A. quan trọng và tất yếu.
B. không bắt buộc.
C. không quan trọng.
D. không có tinh cấp thiết
Câu 8: Ý kiến nào nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Những tập quán tốt đẹp là truyền thống
B. Tất cả phong tục, tập quán đều là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. Các làn điệu dân ca là di sản văn hóa chứ không phải truyền thống của dân tộc
D. Chúc tết ông bà, cha mẹ biểu hiện giữ gìn truyền thống dân tộc
Câu 9: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được
A. cải tạo thay thế và biến đổi.
B. đưa vào các viện bảo tàng.
C. kế thừa, nâng niu và phát triển.
D. bảo tồn nguyên vẹn.
Câu 10: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giữ gìn
A. bản sắc dân tộc Việt Nam.
B. lối sống của cha ông.
C. mọi tập tục ngày xưa.
D. những thói quen xưa cũ.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 11: (2 điểm) Giải thích vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình?
Câu 12: (2 điểm) Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nêu ý nghĩa của việc làm đó?
Câu 13: (1 điểm) Có ý kiến cho rằng “Để thành công trong công việc, chúng ta nên hợp tác với người có năng lực như nhau”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao?
Đáp án
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 đ):
Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
Câu | Đáp án |
1 | C |
2 | B |
3 | B |
4 | C |
5 | D |
6 | C |
7 | A |
8 | B |
9 | C |
10 | A |
II. Tự luận
Câu 11: ( 2 điểm) |
– Hòa bình là: Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. – Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa co người với con người. – Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. |
0,75 đ |
Biểu hiện của yêu hòa bình: – Giữ gìn cuộc sống bình yên. – Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. Không để xảy ra chiến tranh, xung đột. |
0.5 đ |
|
– Toàn nhân loại cần ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi nơi, mọi lúc, giữa con người với con người. – Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lý trên toàn thế giới. |
0,75 đ |
|
Câu 12: (2 điểm) |
* Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là: – Tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định . |
1 điểm. |
Ý nghĩa: – Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. – Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân, gia đình và xã hội. |
1 điểm. |
|
Câu 13 (1 điểm) |
– Không đồng ý. | 0,5 điểm. |
Vì: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. | 0.5 điểm. |
Ma trận đề thi
Cấp độ
Chủ đề |
Nhận biết 30% | Thông hiểu 40% | Vận dụng 30% | Cộng | |||||
Cấp độ thấp 20% | Cấp độ cao 10% | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bảo vệ hòa bình |
Nêu được bảo vệ hòa bình và trách nhiệm bản thân. |
Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình. |
. |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
3 câu 1.5 điểm 15% |
1 câu 2 điểm 20% |
4 câu 3.5 điểm 35% |
||||||
2. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới |
Nhận biết biểu hiện của tình hữu nghị |
Hiểu được hành vi phá hoại.. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 câu 1 điểm 10% |
1 câu 0,5 điểm 5% |
3 câu 1,5 điểm 15% |
||||||
3. Hợp tác cùng phát triển |
Giải thích vì sao phải hợp tác. |
Kỹ năng hợp tác. |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 câu 0.5 điểm 5% |
1 câu 0.5 đ 5% |
1 câu 0.5 đ 5% |
||||||
4. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp. |
Nêu được khái niệm và trách nhiệm bản thân |
Ý nghĩa của việc kế thừa và phát… |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 câu 0.5 điểm 5% |
2 câu 1 điểm 15% |
3 câu 1,5 điểm 15% |
||||||
5. Làm việc có năng suất,chất lượng,hiệu quả. |
Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? |
||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 câu 2 điểm 20% |
1 câu 2 điểm 20% |
|||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
6 câu 3 điểm 30% |
5 câu 4 điểm 40% |
1 câu 2 điểm 20% |
1 câu 1 điểm 10% |
13 câu 10 điểm 100% |
………..
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Lịch sử
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Tổ chức ASEAN được thành lập tại nước nào?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lay-xi-a
C. In-đô-nê-xi-a
D. Thái Lan
Câu 2. Năm nào sau đây được gọi là “Năm châu Phi”:
A. 1952
B. 1954
C. 1960
D. 1965
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã đề ra chiến lược gì?
A. Chiến lược đàn áp.
B. Chiến lược toàn cầu.
C. Chiến lược tổng lực.
D. Chiến lược viện trợ.
Câu 4. Yếu tố nào quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản?
A. Tài nguyên.
B. Công nghệ mới.
C. Con người.
D. Chiến tranh xâm lược
Câu 5. Nối mốc thời gian (cột A) tương ứng với sự kiện (cột B) rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ 1 – A)
Cột A (Thời gian) | Cột B (Sự kiện lịch sử) |
1. 01/10/1949 | A. Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á |
2. 01/01/1959 | B. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN |
3. 08/08/1967 | C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời |
4. 28/07/1995 | D. Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi |
E. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc |
Phần II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
Câu 2. (3,0 điểm) Em hãy nêu những biểu hiện sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển đó là gì?
Câu 3. (3,0 điểm) Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có tác động như thế nào đối với đời sống nhân loại? Theo em, hiện nay chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của khoa học – kĩ thuật.
Đáp án
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Ý đúng | D | C | B | C |
Câu 5. Nối thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm.
1- C;
2- D;
3- A;
4- B.
II. Trắc nghiệm (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 1 điểm |
* Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh: – Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực. – Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. * Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực. |
0,25 0,25 0,5 |
2 3 điểm |
* Trong những năm 1951 – 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước phát triển “thần kì”. Đến những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Biểu hiện: – Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD. – Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tố độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%. – Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát * Nguyên nhân của sự phát triển đó: + Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài.. + Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa… + Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập trung sản xuất cao. + Áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá , giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít cho quân sự, đầu tư nước ngoài… |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 |
3 3 điểm |
* Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang có những tác động sau: – Tích cực: + Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước sang một nền văn minh mới. + Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công – nông nghiệp giảm và lao động dịch vụ tăng; đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. – Tiêu cực: + Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra những loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống + Trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bệnh tật mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cuộc sống của con người luôn bị đe dọa. * Những việc cần làm: – Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, cũng như tác hại của cuộc C/M KH-KT đối với cuộc sống con người. Tích cực học tập để có tri thức lĩnh hội được dễ dàng kiến thức của nhân loại. – Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh Vận động những người xung quanh cùng thực hiện. |
0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 |
……….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết